Mẹ có đang mắc lỗi khi nấu ăn cho bé?

Không tiếc công tiếc sức, mỗi ngày mẹ cần mẫn chuẩn bị cả một mâm "đại tiệc" cho bé với mong muốn con hay ăn chóng lớn. Tuy nhiên, dù ăn uống đầy đủ thế nào, bé cưng vẫn có phần gầy ốm. Mẹ ơi, không chỉ cần chọn đúng loại thức ăn mà cách chế biến cũng vô cùng quan trọng

Share this Post:
Nuôi dạy con

Có thể mẹ không để ý, nhưng cách nấu ăn cho bé mỗi ngày của mẹ cũng gây ảnh hưởng lớn đến khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. Thiếu chất, bé rất dễ trở nên còi cọc, ốm yếu. Cùng điểm danh những lỗi sai thường gặp của các mẹ, và tự rút kinh nghiệm cho bản thân, mẹ nhé!

Mẹ có đang mắc lỗi khi nấu ăn cho bé?

Thỉnh thoảng, chính những sai lầm trong cách chế biến món ăn của mẹ cũng gây ảnh hưởng cho con

1/ Thêm nước lạnh khi đang hầm xương

Hành động này không chỉ kéo dài thời gian hầm nhừ xương, thịt mà còn khiến chất dinh dưỡng trong nước hầm bị kết tủa, giảm chất dinh dưỡng trong món ăn. Đồng thời, vị của món ăn cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

2/ Khuấy đảo liên hồi

Có thể ngăn ngừa thức ăn bị cháy nhưng dùng muỗng khuấy liên tục cũng sẽ làm thức ăn dễ bị nát, nhũn và giảm giá trị dinh dưỡng, khiến bé khó hấp thu dưỡng chất trong món ăn, gây ảnh hưởng sự phát triển của trẻ.

3/ Thời gian chờ quá lâu

Mẹ có biết các loại vitamin trong rau quả rất dễ bị bay hơi trong quá trình chế biến? Chính vì vậy, theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, sau khi cắt rau quả, mẹ nên dùng chúng để nấu ăn cho bé ngay, tránh làm hao hụt lượng vitamin quý giá. Nên nhớ, càng đợi lâu, lượng vitamin mất đi càng nhiều, mẹ nhé!

4/ “Kết đôi” chưa hoàn hảo

Một thực đơn đa dạng và cân bằng giữa các nhóm chất là điều cần thiết cho bé cưng phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự kết hợp giữa các món ăn cũng cho ra kết quả tốt đẹp đâu mẹ ơi. Chẳng hạn, bản thân cà chua và dưa leo là 2 thực phẩm chứa nhiều vitamin, nhưng khi kết hợp với nhau, lượng vitamin C dồi dào trong cà chua sẽ bị dưa leo “tiêu diệt” gần hết. Ngoài tình trạng mất chất, một số sự kết hợp sai lầm còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bé cưng.

Mẹ có đang mắc lỗi khi nấu ăn cho bé?

Thực đơn cho bé 2 tuổi: Cẩn thận khi kết hợp món ăn
Để đảm bảo sự đa dạng trong thực đơn cho bé 2 tuổi, 3 tuổi, mẹ không ngại kết hợp món này với món kia để giúp bé cảm thấy hào hứng với chuyện ăn uống hơn. Tuy nhiên, mẹ có biết không phải sự kết hợp nào cũng an toàn. Một sai sót nhỏ trong dinh dưỡng cũng có thể gây hại cho sức khỏe của con.

5/ Cách nấu ăn cho bé chưa phù hợp

So với luộc hay hầm, hấp hay nướng sẽ giữ lại nhiều vitamin và khoáng chất trong thực phẩm hơn. Đặc biệt, nếu trong quá trình hầm, càng cho nhiều nước và càng đun nấu lâu, lượng chất dinh dưỡng bị mất đi sẽ càng nhiều hơn.

6/ Kĩ quá cũng không tốt

Muốn loại trừ “triệt để” thuốc trừ sâu và các hóa chất độc hại, mẹ dành rất nhiều thời gian cho việc rửa rau quả và vo gạo. Tuy nhiên, điều này không hẳn tốt đâu mẹ nhé! Vo gạo quá kỹ sẽ làm mất một lượng chất dinh dưỡng, nhất là hàm lượng B1 trong hạt gạo. Cũng như rau được rửa quá kỹ, ngâm quá lâu sẽ làm “bay” mất một lượng đáng kể chất dinh dưỡng.

7/ Lựa chọn sai lầm

Đố mẹ, trong canh rau cải thịt bằm, phần nào chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn? Phần cái hay phần nước?

Trong suy nghĩ của nhiều mẹ, khi nấu canh, phần lớn các chất dinh dưỡng trong rau, thịt sẽ “tan chảy”  và hòa vào trong nước, vì vậy, nước mới là phần bổ nhất, phần đáng ăn nhất. Nhưng thực tế, điều này không đúng đâu mẹ nhé! Các chất dinh dưỡng, đặc biệt lượng chất xơ dồi dào vẫn tồn tại nhiều trong phần cái “vô dụng” chứ không phải phần nước “dinh dưỡng” kia đâu. Do đó, thay vì chắt lọc “tinh hoa” trong nước, mẹ nên cho con ăn luôn cả phần cái nhé!

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Món ăn dặm dinh dưỡng cho bé: Cháo thịt với rau muống
  • Dinh dưỡng cho bé 3 tuổi nặng 12,5 kg

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Martin Nguyen
Martin Nguyen Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: