Mẹ đã cho con bú đủ?
Bạn không thể đong đếm lượng sữa khi cho con bú mẹ trực tiếp. Đây cũng chính là lý do khiến nhiều bà mẹ băn khoăn liệu con mình đã bú đủ sữa mẹ hay chưa. Tin tốt là hầu hết phụ nữ sẽ tạo ra đủ sữa để nuôi dưỡng con mình khỏe mạnh. Chỉ có chừng 5 – 15% (hoặc thậm chí thấp hơn) các bà mẹ không đủ sữa cho bé. Nhưng nếu bạn vẫn muốn kiểm chứng, hãy chú ý đến những dấu hiệu dưới đây, đánh dấu cộng cho những dấu hiệu bạn thấy bé yêu biểu hiện và dấu trừ cho những gì bạn thấy thiếu vắng. Nếu bạn đạt được điểm cộng, hãy thoải mái vì con được cung cấp đủ dinh dưỡng. Nếu là điểm trừ, bạn sẽ được bật mí một số bí quyết đơn giản để giúp mẹ có nhiều sữa cho con bú.
Có nhiều dấu hiệu giúp bạn nhận biết mình có đang cho con bú đủ sữa hay không
Dấu hiệu 1: Bé đang nuốt
Khi lần đầu tiên được tiếp xúc với bầu ngực của mẹ, bé sẽ mút thật nhanh, động tác này sẽ giúp giải phóng sữa mẹ. Sau đó bé sẽ bú mẹ chậm và nhẹ nhàng hơn, như vậy để bé có thể nuốt sữa vào trong bụng. Bạn không chỉ có thể cảm nhận những chuyện động này, bạn còn có thể thấy hàm của bé nhả ra và nghe tiếng nuốt của bé. Nếu con bạn không bú đủ sữa, bạn có thể thấy bé bú rất nhanh nhưng lại không thấy bé từ từ nuốt vào đều đặn; bé cũng có thể ngừng bú trong một thời gian dài hoặc ngủ quên trong lòng mẹ.
Dấu hiệu 2: Bé được thỏa mãn
Nếu con bạn trông có vẻ hài lòng và no bụng sau khi được bú mẹ, bạn không có vấn đề gì để lo lắng. Nhưng nếu một em bé có vẻ hơi lờ đờ – hoặc ngược lại, liên tục gào tướng lên đòi ăn – có thể con vẫn còn đói bụng đấy. Nếu một em bé được cho bú nhiều lần và mỗi lần lại kéo dài hơn một giờ, hoặc bé muốn được bú mẹ thường xuyên và mỗi lần bú lại cách nhau dưới một tiếng, em bé đó có thể đã không được bú đủ sữa.
Dấu hiệu 3: Bé đi ngoài nhiều
Dựa vào chất thải đầu ra của bé, bạn sẽ có một chỉ dẫn đáng tin cậy để biết mình có cho con bú đủ sữa hay không. Bé nên thải ra ít nhất là 6 tã ướt một ngày và bốn tã chứa phân từ ngày thứ tư sau khi sinh. Màu sắc của phân cũng rất quan trọng: phân xu trong 2-3 ngày đầu tiên của bé thường có màu đen và hơi dính, chúng nên có màu xanh khi sang ngày thứ ba hoặc thứ tư và có màu vàng vào ngày thứ tư hoặc thứ năm. Phân của bé bú mẹ thường hơi có lợn cợn nhẹ hoặc hơi lỏng.
Dấu hiệu 4: Bé tăng cân
Nếu cân nặng của bé dao động một chút từ khi bé chào đời cho đến hết tuần đầu tiên, điều này là hoàn toàn bình thường. Trẻ sơ sinh thường giảm hoặc 5 – 7% trọng lượng cơ thể vào ngày thứ ba hoặc thứ tư và bé vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, nhưng nếu bé giảm tới tận 10% trọng lượng hoặc giảm nhiều hơn nữa, nó có thể là một vấn đề. Vào ngày thứ 10, con bạn nên đạt lại trọng lượng lúc mới sinh và tăng cân vào những ngày sau đó.
Nếu bạn thấy mình không đạt được đa số những khía cạnh trên, hoặc thường xuyên cảm thấy mình không đủ sữa cho con bú, nên xem lại một trong những yếu tố dưới đây:
-Tư thế cho bé bú: Việc cho con ngậm đầu ti mẹ đúng cách sẽ giúp bé bú được nhiều sữa mẹ hơn và mẹ không bị đau ngực.
Cách cho con bú: Là bản năng đó nhưng cũng phải học!
Lâu nay ai cũng nghĩ cách cho con bú là điều hết sức đơn giản. Trên thực thế, theo bản năng, người mẹ nào cũng sẽ biết cách cho trẻ sơ sinh bú. Tuy nhiên vấn đề làm sao để biết được tư thế cho con bú đúng cách, cách cho con bú không bị sặc... thì mẹ cần tìm hiểu kỹ hơn.
-Dinh dưỡng: Bạn không nên kiêng khem quá mức như chỉ ăn những món đồ khô, không ăn rau dẫn đến thiếu chất, làm cho cơ thể không sản xuất đủ sữa. Để đủ sữa cho con bú, bạn cần ăn chế độ ăn cân bằng, đầy đủ các chất dinh dưỡng, phải đủ tinh bột, chất đạm, chất béo, các loại vitamin và chất khoáng, đồng thời đừng quên uống đủ nước. Bạn cũng đừng nên chỉ tập trung vào các loại thức ăn được cho là có tác dụng kích sữa như canh chân giò đu đủ, mướp hay gạo nếp vì có thể chúng sẽ khiến bạn chán ăn và cảm thấy thêm áp lực.
-Nghỉ ngơi: Bạn có ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày? Bạn có cảm thấy cơ thể mình gần đây nhẹ nhàng, khỏe khoắn, hay ngược lại, mệt rã rời? Bạn có thời gian cho riêng mình để nghe nhạc, đắp mặt nạ hay đơn giản là chỉ nằm yên chơi với bé? Nếu câu trả lời là “không” thì đã đến lúc bạn nên tìm một người giúp đỡ để được nghỉ ngơi nhiều hơn. Điều này không chỉ giúp cơ thể phục hồi mà còn giúp các tuyến sữa sản xuất nhiều sữa hơn.
-Sức khỏe: Một số vấn đề như đa nang buồng trứng, uống thuốc tránh thai, sử dụng kháng hay cấu tạo tuyến vú đặc thù có thể khiến người mẹ không sản xuất đủ sữa cho con. Đối với những trường hợp này, bạn cần được bác sỹ kiểm tra để đưa ra những giải pháp thích hợp.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.