Mẹ đã sẵn sàng cho cữ bú đầu tiên của bé?
Mẹ cho con bú là việc vô cùng tự nhiên và gần như là một bản năng của bất kỳ người phụ nữ nào. Tuy nhiên, nếu muốn cữ bú đầu tiên của bé diễn ra hoàn hảo, mẹ cũng cần “học hỏi” khá nhiều đấy nhé!
Cho bú không đúng cách sẽ gây khó chịu cho cả mẹ và bé
1/ Cho con bú, tư thế ra sao?
Không chỉ mang lại sự thoải mái cho bé, việc cho bú đúng cách còn giúp mẹ tránh được tình trạng đau, nứt núm vú. Do đó, mẹ nên làm đúng theo tư thế chuẩn sau nhé!
– Bế con sao cho cằm bé áp vào ngực mẹ, nhưng không chạm vào mũi bé, hoặc chỉ chạm rất nhẹ vào mũi
– Để miệng của bé mở rộng, môi dưới trề xuống sao cho quầng vú mẹ nằm gọn trong miệng bé. Lưu ý không để bé phát ra tiếng chóp chép khi bú
– Khi miệng bé há to, ôm bé vào ngực, dùng tay vòng qua phía sau đỡ lưng và vai cho bé
– Muốn cho bé ngưng bú, mẹ nên dùng ngón tay út, chèn vào khóe miệng giữa hai hàng nướu và tách đầu vú ra khỏi miệng bé
2/ Khi nào nên cho bé bú?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, sau khi sinh, mẹ nên cho bé bú càng sớm càng tốt để không bỏ phí lượng sữa non vô cùng dinh dưỡng. Không chỉ giúp bé ngăn ngừa nguy cơ bị vàng da, sữa non còn chứa nhiều vitamin A tăng cường sức đề kháng và tốt cho hệ tiêu hóa sau này của bé. Đặc biệt, việc cho bé bú sớm còn giúp kích thích tuyến sữa và kéo sữa về nhanh hơn. Thông thường, hầu hết các mẹ cần chờ khoảng 48 -72 tiếng để sữa mẹ bắt đầu về, do hoóc-môn oxytocin giải phóng từ não bộ kích thích tiết sữa, mẹ có thể nhận thấy ngực căng tức và đột nhiên tăng kích thước. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến khích mẹ nên cho bú ngay trong vòng 1 tiếng đồng hồ sau sinh, dù lúc này, sữa mẹ vẫn chưa kịp về.
Trung bình, mỗi ngày bé cần bú từ 8- 12 lần, và trong những ngày đầu tiên, mẹ có thể sẽ phải đánh thức bé dậy để cho bú đúng lịch. Tốt nhất, mỗi cữ bú của bé nên cách nhau từ 2-4 tiếng hoặc có thể cho bú bất cứ khi nào nhận thấy những dấu hiệu sau:
– Bé mở miệng và liên tục quay đầu sang 2 bên
– Thè lưỡi và rụt vào liên tục
– Bé đưa tay gần miệng
– Bé xoay người khó chịu
Cho con bú bao lâu là chuẩn?
Mỗi khi cho con bú, mẹ không biết khoảng bao lâu có thể dừng lại, hoặc dừng lại nhưng băn khoăn liệu bé đã no chưa. Trẻ sơ sinh trong những tháng đầu dường như chỉ ăn và ngủ, vì vậy nếu không nắm rõ điều cơ bản này, cẩn thận bé có thể bị thiếu chất.
3/ Ợ hơi sau khi bú, làm sao mới đúng?
Cùng với sữa mẹ, khi bú, trẻ cũng sẽ nuốt vào bụng một lượng không khí đáng kể, và gây khó chịu cho bụng. Để bé được thoải mái, mẹ nên tìm cách để bé ợ hơi, tống khứ bớt lượng khí dư thừa này ra ngoài. Mẹ có thể cho bé ợ hơi khi đã bú no hoặc khi chuyển bé sang bên ngực còn lại.
Bế dựng bé dậy, để bé tựa đầy vào vai, dùng 1 tay đỡ mông và tay còn lại vỗ nhẹ vừa phải lên lưng khi mẹ muốn cho bé ợ hơi. Hoặc mẹ có thể đặt bé nằm sấp, 1 tay quàng qua cổ, 1 tay vỗ nhẹ lưng để giúp bé đẩy khí thừa ra ngoài.
4/ Dinh dưỡng cho mẹ khi cho con bú
Một chế độ dinh dưỡng đa dạng và cân bằng không chỉ giúp mẹ mau phục hồi mà còn tăng cường số lượng và chất lượng sữa mẹ. Theo nghiên cứu, để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong giai đoạn cho con bú, mẹ cần tăng thêm 200 – 250 calo trong thực đơn mỗi ngày. Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung những món ăn lợi sữa như móng giò heo đu đủ, rau khoai lang, nếp… Dùng khăn ấm để massage nhẹ nhàng đầu ngực cũng giúp mẹ “gọi” sữa về nhanh hơn.
Bật mí 15 loại thức uống cực lợi sữa cho mẹ sau sinh
Với những ai nuôi con bằng sữa mẹ, chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dưỡng chất với nhiều loại thực phẩm lợi sữa là rất quan trọng nếu muốn duy trì nguồn sữa dồi dào cho con. Mách mẹ 15 loại thức uống giúp lợi sữa cực kỳ hiệu quả. Đừng bỏ qua mẹ nhé!
>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:
- Các tư thế cho con bú đúng cách
- Chia thời gian cho con bú và uống sữa công thức như thế nào?
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.