Một số vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh

Đôi khi trẻ sơ sinh có một chút bất thường và các ông bố, bà mẹ cần lưu tâm theo dõi để giải mã chúng. Một số điều hết sức bình thường, trong khi một số khác lại nói lên những vấn đề phức tạp đối với sức khỏe

Share this Post:
Nuôi dạy con

Một số vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh

Cùng tìm hiểu một số vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh mẹ nhé

Đầy bụng

Thông thường, bụng bé thường hay phình to sau mỗi lần bú no. Tuy vậy, giữa mỗi cữ bú, bụng bé khá mềm. Nếu bạn quan sát thấy bụng con hơi trương lên và cứng, đồng thời bé đã không đi tiêu vài ngày hay đang nôn trớ nhiều, hãy gọi bác sĩ. Đây có thể là triệu chứng của đầy hơi hay táo bón, nhưng cũng có thể là biểu hiện của một căn bệnh đường ruột nào đó.

Bị thương trong lúc sinh

Bé sơ sinh bị thương trong lúc đang chào đời cũng là một khả năng có thể xảy ra, đặc biệt là đối với những ca sinh kéo dài, sinh khó hay con to. Thông thường, bé sẽ mau chóng phục hồi. Tuy nhiên, một số trường hợp vết thương sẽ để lại ảnh hưởng lâu dài. Một trong những chấn thương thường gặp nhất là gãy xương đòn. Chấn thương này sẽ lành sau khoảng vài tuần khi được chăm sóc đúng cách. Yếu cơ là một tổn thương thường gặp khác.

Da xanh xám

Khi mới vừa ra khỏi bụng mẹ, da bé xanh xám cũng không phải là vấn đề đáng ngại. Chỉ khi làn da ở trong tình trạng xanh xám kéo dài đi cùng với khó thở và khó bú, mẹ nên lường trước vấn đề có thể đến từ tim hoặc phổi. Bé cần được can thiệp ngay mẹ nhé.

Bé bị ho

Nếu bé uống quá nhanh hay thử uống nước lần đầu, ho là chuyện không tránh khỏi. Nhưng những cơn ho kiểu này sẽ chấm dứt khi bé điều chỉnh được bản thân với thói quen ăn uống. Vấn đề ho kéo dài có thể là do sữa mẹ về quá nhiều. Nếu bé thường xuyên bị sặc sữa hay ho thì mẹ nên tìm sự tư vấn y khoa. Có thể phổi và hệ tiêu hóa của bé đang gặp vấn đề.

Một số vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh

Trẻ bị ho và những điều bạn cần biết
Khi trẻ bị ho, chắc hẳn mẹ sẽ có ý định tìm một số loại thuốc đặc trị để làm dịu và cắt cơn ho cho con. Tuy nhiên, việc cho trẻ uống nhiều kháng sinh từ nhỏ không phải ý hay. Bạn có thể giúp bé bớt ho bằng những nguyên liệu rất đơn giản, không tốn kém và dễ dàng tìm thấy ngay trong nhà mình.

Khóc quá nhiều

Tất nhiên, trẻ sơ sinh nào cũng khóc rất nhiều. Nếu bé đã bú no, mặc quần áo khô và sạch mà vẫn không nín khóc, mẹ nên nhẹ nhàng ôm con và hát cho bé nghe. Nếu bé vẫn chưa thôi nức nở, hãy thử quấn con trong một tấm khăn.

Sau một thời gian, bạn sẽ quen với tiếng khóc của con và có thể phân biệt đâu là khóc do đói, khóc do đầy bụng… Nếu tiếng khóc của bé trở nên khác thường, đó là biểu hiện của cơn đau hay cảm giác khó chịu nào đó.

Vấn đề do forceps

Forceps là dụng cụ hỗ trợ đưa bé ra ngoài trong trường hợp có trục trặc bất ngờ trong ca sinh thường. Bác sĩ sẽ sử dụng kẹp forceps chèn hai bên đầu bé và khi mẹ rặn, họ có thể dễ dàng kéo bé ra ngoài. Kẹp forceps có thể gây ra một số vết thương tạm thời cho bé như bầm tím, trầy xước… Tuy nhiên, những dấu vết của ca sinh với forceps sẽ mau chóng biến mất sau vài ngày. Rất ít trường hợp xảy ra nguy hiểm do forceps.

Một số vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh

Đỡ đẻ bằng forcep: 4 điều mẹ cần biết
Dù muốn hay không, khi bạn gặp khó khăn trong chuyện rặn đẻ, bác sĩ bất đắc dĩ phải đỡ đẻ bằng forcep để hỗ trợ bé ra đời. Những mối nguy nào mẹ cần biết?

Vàng da

Bé sơ sinh nào cũng có thể mắc phải tình trạng vàng da. Tuy nhiên, đa phần đó là vàng da sinh lý. Khi lượng bilirubin trong máu được đào thải hết, bé sẽ không còn bị vàng da nữa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, lượng bilirubin cao có thể gây nguy hiểm cho bé. Các bé bị vàng da thường được điều trị bằng cách chiếu đèn.

Lờ đờ và buồn ngủ

Nếu bé tỏ ra thờ ơ, không hứng thú với việc bú mẹ, không tự thức dậy đòi bú, tỏ ra mệt mỏi thì mẹ nên đặc biệt lưu ý theo dõi. Nếu tình hình không được cải thiện, nên đưa bé đi kiểm tra sức khỏe ngay mẹ nhé.

Vấn đề về hô hấp

Trong vòng một vài giờ sau khi sinh, bé yêu sẽ học cách hít thở không khí. Ban đầu có vẻ hơi khó khăn một chút nhưng bé sẽ làm quen rất nhanh. Nếu con thở một cách bất thường, đó có thể là do có dị vật trong đường thở. Những dấu hiệu nhận biết bao gồm thở nhanh, ngực rút, mũi phập phồng, thở khò khè, khụt khịt, da xanh tái.

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by
  Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: