Mụn sữa ở trẻ sơ sinh - Mẹ ơi, chớ lo!

shape

29 Th02

Julia PhạmTh02 29, 2020

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh - Mẹ ơi, chớ lo!

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là nang kê là hiện tượng phổ biến. Có đến 20% trẻ sinh ra bị mụn sữa. Những mụn nhỏ li ti thường nổi trên má, cằm, trán và lưng ngay khi bé ra đời hoặc một vài tuần sau sinh mới bắt đầu xuất hiện. Bé có thể nổi nhiều mụn sữa hơn khi đang bị nóng, da bị dính nước bọt, sữa hay tiếp xúc với quần áo.

Điều gì gây ra mụn sữa ở trẻ sơ sinh?

Cho đến nay, các nghiên cứu vẫn chưa ngã ngũ về nguyên nhân của mụn sữa ở trẻ sơ sinh. Thường thì trẻ sơ sinh sẽ bị nổi những nốt mụn nhỏ li ti, xuất hiện ở mặt, trán và tay chân. Một số nhà khoa học cho rằng, hormone của người mẹ chuyển sang bé trong những tháng cuối thai kỳ chính là nguyên nhân gây nên mụn sữa.

Nếu người mẹ dùng thuốc trong thời gian mang thai hoặc trẻ sơ sinh có vấn đề sức khỏe và phải dùng thuốc, dược tính của thuốc cũng có thể gây tác dụng phụ là mụn sữa.

Các mụn sữa này sẽ càng đỏ tấy hơn khi cơ thể của trẻ bị nóng lên do thời tiết hoặc do bé quấy khóc nhiều. Khi da bé bị kích thích khi tiếp xúc sữa mẹ, nước bọt hay chất tẩy rửa còn sót trên quần áo, mụn sữa cũng mọc nhiều hơn.

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh - Mẹ ơi, chớ lo!

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh thường lành tính, không đáng lo ngại

Các bé uống sữa bột cũng có thể bị mụn sữa do bé không hợp với sữa chứa nhiều đạm albumin.

Người mẹ ăn nhiều đồ nóng và hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn chỉnh cũng là một trong những yếu tố có thể kích thích mụn sữa ở trẻ sơ sinh phát triển nhiều hơn.

Một nguyên nhân khác dẫn đến mụn sữa ở trẻ sơ sinh có thể là do trẻ bị phì đại tuyến bã.

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh - Mẹ ơi, chớ lo!

Cẩn thận với chứng viêm da ở trẻ sơ sinh
Hơn 90% các bệnh về viêm da ở trẻ sơ sinh là do vi khuẩn tấn công từ bên ngoài. Để bảo vệ làn da mỏng manh và dễ bị tổn thương của con, mẹ cần tìm hiểu về những nguy cơ làm trẻ sơ sinh bị viêm da cũng như nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh.

Nên và không nên khi bé bị mụn sữa

Tuy không đòi hỏi một lối chăm sóc đặc biệt, tình trạng mụn sữa ở trẻ sơ sinh vẫn cần được theo dõi và xử lý đúng cách. Dưới đây là những lời khuyên cho mẹ.

Nên: Giữ vệ sinh cho trẻ luôn khô thoáng. Khi chọn quần áo cho trẻ sơ sinh, nên chọn loại thấm hút được mồ hôi.

Nên: Rửa sạch da bé bằng nước ấm, sữa tắm cho trẻ sơ sinh và lau khô.

Không nên: Cho trẻ mặc quần áo lông vì dễ gây kích ứng cho da của trẻ.

Không nên: Cọ xát mạnh mỗi khi tắm trẻ, đồng thời không dùng xà bông có tính kích thích mạnh.

Không nên: Để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp lên da bé. Nếu tắm nắng cho trẻ sơ sinh, mẹ nên chọn khung giờ buổi sớm hoặc chiều muộn để bé không bị nóng bức.

Không nên: Sử dụng kem, dầu dưỡng ẩm và các loại thuốc trị mụn để điều trị cho trẻ, vì dễ gây kích ứng, nhiễm trùng da.

Nên: Chú ý các thức ăn có thể gây dị ứng cho trẻ. Khi thấy con bị mụn sữa, mẹ nên duy trì việc cho con bú mẹ và không cho bú thêm sữa công thức. Mẹ nên tránh ăn những thức ăn dễ gây dị ứng để đảm bảo sữa mẹ không có tác nhân gây kích ứng cho bé. Với bé đã ăn dặm, cần hạn chế cho trẻ ăn những thức ăn dễ gây dị ứng như đậu phộng, hải sản, trứng…

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh có tự hết không?

Dù các loại mụn sữa trên cơ thể bé sơ sinh có thể khiến mẹ khá là lo lắng, chúng sẽ không cần một biện pháp chữa trị nào đặc biệt. Sau vài tuần, các mụn này sẽ tự biến mất.

Tuy nhiên, sẽ có những trường hợp trẻ bị mụn sữa lâu hơn, thậm chí kéo dài vài tháng. Nếu mẹ theo dõi thấy những đốm mụn của bé không hết sau 3 tháng hoặc có dấu hiệu như sưng đỏ, mưng mủ, lan rộng trên mặt và trên cơ thể, lúc này nên đưa bé đi khám da liễu.

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh - Mẹ ơi, chớ lo!

Bệnh về da ở trẻ sơ sinh
Trong những tháng đầu tiên, bé có thể gặp phải nhiều vấn đề như viêm da đầu, dị ứng bột giặt, eczema... Ba mẹ cần làm gì để giảm thiểu những bệnh về da và xử lý những vấn đề gây khó chịu cho làn da của bé?

Trong nhiều trường hợp, tình trạng mụn sữa ở trẻ sơ sinh kéo dài cũng là chỉ báo tình trạng da mụn sẽ xảy ra ở tuổi dậy thì. Tuy nhiên, mẹ không cần lo lắng quá vì những vấn đề về da ở trẻ có thể được xử lý hoàn toàn bằng các công nghệ hiện đại.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc