Nên chuẩn bị gì trước khi mang thai?
Không chỉ sẵn sàng về tâm lý, sức khỏe và khả năng tài chính của hai vợ chồng cũng là vấn đề đáng quan tâm
1/ Sức khỏe sẵn sàng
– Ngưng uống thuốc tránh thai: Theo khuyến cáo của các chuyên gia, để hạn chế những tác dụng không mong muốn, bạn nên ngưng sử dụng thuốc tránh thai ít nhất 6 tháng và chuyển sang sử dụng các biện pháp khác trước khi quyết định mang thai.
– Khám sức khỏe: Chắc chắn rằng hai vợ chồng bạn đang có đầy đủ điều kiện sức khỏe để bắt đầu “kế hoạch tạo người” của mình. Một số bệnh có thể tiến triển nguy hiểm trong thai kỳ, vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để điều trị dứt điểm trước khi mang thai. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên tiêm phòng các bệnh nguy hiểm như Rubella, sởi, quai bị … từ 3-6 tháng trước khi thụ thai.
– Dinh dưỡng trước khi mang thai: Tăng cường axit folic trong thực đơn mỗi ngày không chỉ giúp tăng cường chất lượng trứng và tinh trùng mà còn giúp ngăn ngừa nguy cơ dị ống thần kinh. Đồng thời, bạn cũng nên duy trì một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng giữa các nhóm chất, đặc biệt là chất béo. Theo một nghiên cứu, mặc dù có chỉ số khối cơ thể (BMI) đạt chuẩn nhưng nếu có quá ít chất béo trong cơ thể, khả năng thụ thai của bạn cũng bị suy giảm đáng kể.
– Từ bỏ những thói xấu: Trước và trong thời gian mang thai, cả bạn và anh xã nên tránh sử dụng rượu, thuốc lá, cà phê và các loại thức uống có chứa caffein. Theo các chuyên gia, trong khi việc tiêu thụ caffein có thể làm giảm khả năng thụ thai của bạn thì uống rượu và những tác động từ thuốc lá, thậm chí là hút thuốc thụ động cũng sẽ làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, sảy thai, sinh non…
Bổ sung đa vi chất bao lâu trước khi mang thai?
Bất kỳ phụ nữ nào đang chuẩn bị mang thai cũng muốn chuẩn bị cho mình sức khỏe tốt nhất. Việc bổ sung vitamin không nằm ngoài mục đích này: Mang đến một cơ thể khỏe mạnh để sẵn sàng bắt đầu hành trình làm mẹ
2/ Tâm lý ổn định trước khi mang thai
– Trang bị kiến thức vững vàng: Không quá khó để vợ chồng bạn kiếm cho mình một quyển sách hay một trang thông tin tổng hợp với các chủ đề xoay quanh 9 tháng “mang nặng” và cuộc sống “sắc màu” của các ông bố bà mẹ sau sinh. Thậm chí, nếu không muốn đọc tài liệu khô khan, bạn cũng có thể tham gia vào các hội nhóm, lớp học để học hỏi kinh nghiệm “sống” của những người đi trước.
– Ngăn ngừa stress: Nếu như stress trong thời gian mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi thì tình trạng lo lắng trước khi mang thai là nguyên nhân cản trở cơ hội làm mẹ của bạn. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của mình và “thiên thần” tương lai của mình, bạn nên học cách kiềm chế và giảm stress hiệu quả ngay từ bây giờ.
Bệnh phải dứt điểm trước khi mang thai
Việc kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai là cực kỳ cần thiết và quan trọng. Chỉ vướng bận 1 trong 9 bệnh sau thôi, sự an toàn của bạn và bé con trong bụng sẽ bị đe dọa.
3/ Tài chính vững chắc
– Tiết kiệm chi phí: Trước khi quyết định “tăng nhân khẩu” cho gia đình mình, vợ chồng bạn nên thu xếp các khoản sinh hoạt trong gia đình, cắt giảm bớt những khoản chi không cần thiết.
– Tăng thu nhập: Bên cạnh tiết kiệm, để chuẩn bị tài chính vững vàng cho bé, vợ chồng bạn có thể cân nhắc đến việc kiếm thêm một vài công việc làm thêm tại nhà bên cạnh thời gian làm việc tại cơ quan.
– Một khoản riêng cho bé: Mang thai và sinh con chắc chắn sẽ “ngốn” của bạn một khoản tiền không nhỏ cho các khoản y tế, thực phẩm, vật dụng chăm sóc… Vì vậy, nếu có chuẩn bị từ trước, bạn có thể sẽ “thoải mái” hơn một chút khi bé chào đời. Ngay từ khi có ý định mang thai, bạn nên phân chia thu nhập và dành riêng một phần để lo bỉm, sữa cho bé.
>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:
- Chuẩn bị tâm lý trước khi sinh
- Bổ sung dưỡng chất trước khi mang thai
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.