Ngăn không cho con làm "cú đêm

shape

01 Th01

Khanh ElisaTh01 01, 2020

Ngăn không cho con làm "cú đêm

Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, thói quen “cú đêm” đã được hình thành. Suốt 9 tháng mang thai, me có để ý rằng bé thường nghịch ngợm vào ban đêm nhưng lại khá “yên ắng” vào ban ngày. Vì vậy, rất có thể bé sẽ duy trì nhịp sinh học này khi chào đời. Đặc biệt, với những bé được sinh ra vào ban đêm, khả năng trẻ thức đêm ngủ ngày sẽ còn cao hơn bình thường.

Trong 1-2 tháng đầu khi đón “thành viên mới” về nhà, lịch sinh hoạt của gia đình bạn sẽ có một vài sự xáo trộn nho nhỏ, và để đối phó với tình trạng này, mẹ cần phải thực sự kiên nhẫn. Khi bé được vài tuần tuổi, mẹ có thể từ từ tập cho cho bé ngủ theo môt “lịch trình” hợp lý hơn. Tham khảo một số mẹo sau để đối phó với “cú đêm” nhà mình, mẹ nhé!

Ngăn không cho con làm "cú đêm"

Trẻ thức đêm ngủ ngày khiến mẹ phải vất vả hơn rất nhiều

1/ Thời điểm thức giấc

Mỗi ngày, mẹ nên thức bé dậy vào 1 thời điểm nhất định, cho dù đêm hôm trước con có thức khuya thế nào đi nữa.  Mệt mỏi sau một đêm “chiến đấu” cùng nhau sẽ khiến cả 2 mẹ con đều muốn ngủ thêm chút nữa vào sáng hôm sau nhưng điều này sẽ không thể giúp mẹ và bé đạt được mục tiêu “1 đêm ngon giấc” được.

2/ “Tỉnh táo” vào ban ngày

Thay vì để bé thoải mái say giấc vào ban ngày, mẹ có thể đánh thức bé dậy, chơi với bé rồi cho bé ăn ngay từ tháng đầu tiên hay vài tháng sau đó, dù cho bé đang ngủ rất ngon. Bé vẫn cần bú thêm vào ban đêm nhưng mẹ có thể kéo dài thời gian giữa các cữ bú sau mỗi 3-4 tiếng.

Ngăn không cho con làm "cú đêm"

Cho con bú bao lâu là chuẩn?
Mỗi khi cho con bú, mẹ không biết khoảng bao lâu có thể dừng lại, hoặc dừng lại nhưng băn khoăn liệu bé đã no chưa. Trẻ sơ sinh trong những tháng đầu dường như chỉ ăn và ngủ, vì vậy nếu không nắm rõ điều cơ bản này, cẩn thận bé có thể bị thiếu chất.

3/ Điểm nhấn khác biệt

Vào ban ngày, khi muốn đánh thức bé dậy, mẹ nên tạo ra sự thay đổi vê ánh sáng (từ tối qua sáng) trong phòng bằng cách mở hết các rèm cửa rồi cho thêm một chút nhạc sôi động. Sau đó chơi với bé, chuyển điện thoại qua chế độ đổ chuông, bật một số thiết bị trong nhà có thể phát ra tiếng động như máy hút bụi, máy rửa chén, máy giặt….và tóm lại, lúc này, chúng ta cho phép một số âm thanh sống động xuất hiện ở trong nhà.

4/ Đêm yên tĩnh cho con

Khi đến giờ đi ngủ , phòng của bé cần yên tĩnh và ít ánh sáng hơn, chỉ cần một cái đèn ngủ nhỏ với ánh sáng nhẹ để hỗ trợ lúc cho bé ăn thay thay bỉm cho bé. Sau đó mẹ có thể thì thầm rồi nhẹ nhàng rời bé.

Ngăn không cho con làm "cú đêm"

Giấc ngủ của bé theo từng độ tuổi
Giấc ngủ rất quan trọng đối với tất cả trẻ em và người lớn. Đó là khoảng thời gian để cả cơ thể và bộ não được nghỉ ngơi để chuẩn bị cho chuỗi hoạt động sôi nổi vào ngày hôm sau. Nếu không được nghỉ ngơi đủ, cơ thể bé sẽ rất mệt mỏi và đầu óc thiếu minh mẫn

Theo thời gian, khi não bộ và hệ thần kinh trung ương của bé cứng cáp hơn, các nhóc sẽ có xu hướng ngủ sâu và ngủ nhiều hơn vào buổi tối. Tuy nhiên, đây không phải là lúc thích hợp để mẹ đưa ra những lịch trình cứng ngắc cho con. Tốt nhất, mẹ nên “huấn luyện” bé từ từ, cùng tìm hiểu để chọn ra được một thời gian biểu phù hợp nhất cho mẹ và bé.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Có nên cho trẻ sơ sinh nằm gối, ngủ võng hay không?
  • Bé ngủ sấp có đáng lo ngại?

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc