Nhiễm trùng tai ở trẻ nhỏ và cách phòng tránh

shape

31 Th10

Cha Mẹ TốtTh10 31, 2019

Nhiễm trùng tai ở trẻ nhỏ và cách phòng tránh

Nguyên nhân của nhiễm trùng tai ở trẻ nhỏ
Nhiễm trùng tai thường gặp ở các bé từ 6 tháng tới 3 tuổi. Trong giai đoạn này, hệ miễn dịch và các cơ quan hô hấp của bé còn yếu, dễ nhạy cảm với môi trường xung quanh. Do đó, chỉ cần một tác động nhỏ ở bên ngoài sẽ dẫn đến hiện tượng chảy dịch, ứ đọng trong hòm tai, gây ra tình trạng nhiễm trùng.

Theo các chuyên gia y tế, một số nguyên nhân sau có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng tai ở trẻ nhỏ:

  • Trẻ sinh non hoặc nhẹ cân thường có tai kém phát triển và dễ bị viêm nhiễm
  • Trẻ cảm lạnh dẫn đến cảm cúm hoặc các bệnh nhiễm trùng khác trong mùa lạnh
  • Bị các bệnh liên quan đến dị ứng mũi, nghẹt mũi
  • Môi trường sống bị ô nhiễm bởi khói thuốc lá
  • Bé bú bình không đúng cách như nằm bú bình khiến sữa chảy vào tai

Triệu chứng của nhiễm trùng tai ở trẻ nhỏ
Khi bé có các triệu chứng sau, bạn nên kiểm tra xem liệu bé có khả năng bị nhiễm trùng tai hay không nhé:

  • Sốt cao 39 đến 40 độ C, thường lấy tay nắm hoặc kéo tai
  • Bé bỏ bú, bỏ ăn và quấy khóc, khó chịu với người xung quanh
  • Bé bị nôn trớ khi ăn hoặc bú
  • Đi phân lỏng nhiều lần trong ngày

Ngoài các triệu chứng kể trên, khi bị nhiễm trùng tai, bé có thể chậm phản ứng với tiếng động xung quanh, thường gọi là điếc tạm thời. Nếu nặng hơn sẽ dẫn đến chảy mủ ở tai màu nâu vàng hoặc trắng đục.

Nhiễm trùng tai ở trẻ nhỏ và cách phòng tránh

Để ý các dấu hiệu bị bệnh ở trẻ để chữa trị kịp thời

Tác hại của nhiễm trùng tai với trẻ
Nhiễm trùng tai dễ gặp và cũng dễ để lại những di chứng khó lường nếu không điều trị kịp thời. Bé có thể bị thủng màng nhĩ, giảm thính lực. Hậu quả kéo theo là những rối loạn về ngôn ngữ như nói ngọng, nói không rõ,… Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp của trẻ khi lớn lên. Với những trường hợp nặng hơn, trẻ có thể gặp những biến chứng nguy hiểm về não như viêm màng não, viêm tắc tĩnh mạch hoặc có thể gây liệt dây thần kinh mặt,

Phòng ngừa nhiễm trùng tai cho trẻ như thế nào?
Đối với trẻ nhỏ, đây là căn bệnh thường gặp nhưng bạn cũng có thể ngăn ngừa bằng những biện pháp sau:

  • Cho bé bú mẹ đầy đủ để tăng cường hệ miễn dịch.
  • Tránh cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá để hạn chế tình trạng ngộ độc đường hô hấp, một trong những tác nhân gây ra nhiễm trùng tai.
  • Bảo vệ sức khỏe của bé trong mùa lạnh để bé không bị cảm, nghẹt mũi, viêm đường hô hấp,… Trong mùa lạnh, nên vệ sinh sạch sẽ tai mũi họng cho bé.
  • Không nên cho bé nằm và ngậm bình sữa khiến sữa dễ chảy vào tai
  • Cho bé tiêm phòng đầy đủ để tránh các trường hợp viêm nhiễm, sốt,…

Trong trường hợp bé có những dấu hiệu kể trên, bạn nên đưa bé đến bác sĩ để thăm khám kịp thời. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ sử dụng các loại kháng sinh chống viêm nhiễm vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé về sau. Một điều cần chú ý là bệnh nhiễm trùng tai ở trẻ dễ tái phát trong môi trường thuận lợi. Vì thế, bạn nên thường xuyên theo dõi và khám tai cho trẻ ở các cơ sở y tế để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Phan Anh 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc