Những cách dạy trẻ học nói sớm đơn giản nhưng hiệu quả bất ngờ!
Mỗi bé có một tốc độ phát triển riêng. Có bé biết nói nhanh, cũng có bé biết nói chậm. Có trẻ nói nhiều, có bé nói ít. Tuy nhiên, khả năng nói của bé cũng phụ thuộc rất nhiều từ những phương pháp dạy trẻ học nói của ba mẹ.
Với những tuyệt chiêu dạy bé tập nói cực đơn giản, dễ áp dụng dưới đây, mẹ có có thể nghiên cứu và áp dụng trong quá trình chăm sóc con.
Bé có thể phát triển ngôn ngữ từ rất sớm
Từ rất sớm trong thai kỳ, bé đã có thể nghe được tiếng tim mẹ đập. Không lâu sau đó, cùng với thính giác phát triển hơn, thai nhi đã có thể nhận ra giọng nói của mẹ.
Bé còn ghi nhớ được những giọng nói, giai điệu bài hát và những bản nhạc, những mẩu chuyện quen thuộc mà mẹ thường đọc trong quá trình thai giáo.
Trẻ sơ sinh có thể phát triển hệ ngôn ngữ từ rất sớm
Chính nhờ điều này, bé có thể phân biệt nhiều kiểu giọng nói ngay khi mới chào đời. Vì vậy, ngay từ trong bụng mẹ, người ta đã khuyên mẹ nên nói chuyện nhiều với bé, cho bé nghe nhạc, thậm chí kể chuyện cho bé nghe.
Thực tế, khả năng ngôn ngữ của trẻ được hình thành ngay từ khi mới sinh ra. Ở những tháng đầu đời, bé thể hiện kỹ năng này qua tiếng khóc, cách sử dụng phụ âm bập bẹ.
Càng lớn, càng làm quen nhiều với thế giới xung quanh mình, khả năng nói của trẻ càng trở nên điêu luyện hơn. Thế nên, việc dạy bé tập nói ngay khi chào đời là việc làm hết sức bình thường.
Những cách dạy trẻ học nói sớm mẹ cần biết
Với những cách dạy bé tập nói dưới đây, chắc chắn bé sẽ sớm bí bô suốt ngày quanh tai bạn đấy!
Nói chuyện cùng bé từ nhỏ
Ngay từ khi bé mới chào đời, bạn hãy nói chuyện với bé. Ôm bé và giao tiếp bằng mắt. Bé cần phải hiểu các từ trước khi nói. Vì vậy, việc nói chuyện sẽ giúp xây dựng các mối liên kết trong não của bé. Nghiên cứu chỉ ra rằng những bé được nghe âm thanh bi bô từ cha mẹ thường biết nói bập bẹ khi bé 1 tuổi.
Dạy bé nói bằng cách gọi tên
Trước khi bắt đầu nói chuyện, mẹ nên tạo sự chú ý bằng cách gọi tên bé. Đây là âm thanh bé thường xuyên được nghe nên cũng sẽ ghi nhớ lâu nhất.
Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý giao tiếp với trẻ bằng ánh mắt. Tránh tình trạng nói chuyện với bé nhưng lại nhìn sang chỗ khác, hoặc tệ hơn nữa là làm một việc khác. Bằng cách gọi tên và giao tiếp bằng mắt, bé sẽ dễ dàng đoán được ý câu nói của mẹ hơn.
Việc gọi tên bé thường xuyên sẽ giúp trẻ học phản xạ nghe nói từ nhỏ
Đặt câu hỏi cho trẻ
Khi 6 tuần tuổi, bé sẽ quan tâm nhiều hơn đến mọi thứ xung quanh. Vì vậy, hãy bắt đầu dạy bé tập nói ba mẹ hoặc đặt câu hỏi cho bé: “Con có đói không?”, “Con có muốn uống sữa không?”.
Hãy chỉ cho bé một vài thứ, dạy trẻ học nói các con vật, ví dụ như: “Con nhìn kìa, một con mèo”, “Bà ngoại ở kia”… Khi bé lớn hơn, hãy nói thêm một vài chi tiết như: “Con nhìn kìa, chiếc xe màu đỏ” hoặc “Một ngôi nhà nhỏ”…
Sao chép âm thanh của bé
Khoảng 3 – 4 tháng tuổi, những âm thanh “oohs”, “ahhs” sẽ dần biến thành những tiếng bập bẹ. Đây là thời điểm mà bé làm quen với các từ như “babababa”, “dadadada”.
Hãy thử dạy trẻ học nói bằng cách bắt chước lại những âm thanh mà bé phát ra. Điều này không chỉ khuyến khích trẻ làm nhiều hơn mà còn bắt đầu dạy trẻ nói chuyện. Chờ cho đến khi bé nói xong, bạn hãy nói lại những tiếng tương tự mà trẻ vừa nói.
Đừng bỏ lỡ thời điểm "vàng" dạy bé tập nói
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học Thần kinh, mẹ nên bắt đầu dạy bé tập nói khi con được 4 tháng tuổi, "thời cơ" quan trọng cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ
Thể hiện cảm xúc khi tập nói với bé
Khi bé bắt đầu nói bập bẹ, bé sẽ thêm các giai điệu khác nhau vào giọng nói của mình. Đến 6 tháng tuổi, bé sẽ nhận ra sự tức giận hoặc kích động trong giọng nói của bạn và cũng sẽ bắt đầu phát ra nhiều âm thanh hơn để thu hút sự chú ý hoặc thông báo cho bạn biết bé đói.
Nhận ra âm thanh của bé và nói chuyện sẽ giúp bé cảm thấy vui hơn. Đây là lúc mà bé bắt đầu cảm thấy thích thú với giọng nói của bản thân.
Tập nói bằng cách hát
Bài hát là một khuôn mẫu lý tưởng cho bé tập nói. Đó là lý do tại sao mà mỗi nền văn hóa lại có những bài hát riêng dành cho trẻ nhỏ.
Đừng lo nếu bạn hát không hay vì bé sẽ không quan tâm đâu. Bé chỉ thích nghe giọng hát của bạn mà thôi. Nếu không biết hát những bài hát ru, bạn có thể hát bất kỳ bài nào mà bạn thích.
Việc hiểu cách bắt đầu và kết thúc một âm thanh sẽ giúp ích nhiều cho bé trong việc dạy trẻ học nói, học phát âm sau này.
Tập hát cũng là một cách dạy bé học nói hiệu quả
Cùng bé đọc sách để tập nói
Trẻ nhỏ thích sách và cảm thấy bị thu hút bởi những cuốn sách phù hợp với độ tuổi của trẻ. Với trẻ đang trong giai đoạn học nói, bạn nên mua những quyển sách có hình ảnh tươi sáng, rực rỡ để thu hút sự chú ý của bé. Lặp đi lặp lại tên sự vật hoặc dạy trẻ học nói tên các con vật trong sách sẽ giúp trẻ có thêm vốn từ và phát triển khả năng đọc và nói của mình.
Bổ sung và sửa chữa vốn từ cho bé
Khi được một tuổi, bé đã có thể nắm vững được một vài từ. Đây là thời điểm thúc đẩy bé nói ra những từ đầu tiên. Nếu bé nói sai điều gì, bạn hãy sửa lại cho bé.
Bạn có thể giúp bé xây dựng vốn từ bằng cách đưa ra nhiều sự lựa chọn cho bé và khuyến khích bé sử dụng nhiều từ hơn. Ví dụ: “Con thích quả táo và quả chuối không?”…
Những lưu ý khi dạy trẻ học nói từ nhỏ
Trong quá trình dạy trẻ học nói, bố mẹ cần lưu ý những vấn đề sau để bé tiếp thu tốt hơn.
Tận dụng ngôn ngữ hình thể
Vẫy tay, chỉ tay có thể giúp ích trong việc giao tiếp. Trước khi 1 tuổi, bé sẽ chỉ những điều mà bé thích hoặc quan tâm.
Bé có thể lắc đầu khi biểu hiện điều mình không muốn. Một số bà mẹ dạy con ngôn ngữ ký hiệu để khuyến khích trẻ giao tiếp trước khi bé biết nói.
Dành nhiều thời gian cho bé
Đến 2 tuổi, bé bắt đầu biết ghép các từ lại với nhau và hình thành những câu đơn giản. Hãy cho bé thời gian để nói chuyện.
Nếu bạn dạy bé tập nói ba mẹ hoặc đặt một câu hỏi cho bé, hãy kiên nhẫn chờ đợi câu trả lời của bé. Dành nhiều thời gian để nói chuyện với con sẽ giúp bé ham thích và cố gắng nói tốt hơn.
Nếu bé chậm trả lời thì bố mẹ hãy kiên nhẫn chờ đợi nhé
Đơn giản hóa ngôn ngữ
Tránh sử dụng câu nói dài dòng, từ phức tạp, khó nhớ khi nói chuyện với trẻ. Cách này vừa giúp bé dễ nhớ hơn, cũng như dễ tập trung vào thông tin quan trọng.
Học mà chơi
Còn gì có thể khuyến khích trẻ bày tỏ quan điểm, sự thích thú của mình tốt hơn những trò chơi? Thông qua chơi đùa, bé cũng dễ dàng học hỏi thêm nhiều từ mới, dạy trẻ học nói các con vật, cũng như những ngữ cảnh hoàn toàn khác cuộc sống thường nhật.
Dạy bé tập nói: 1 việc làm, 2 tác dụng
Việc nói chuyện với bé để kích thích trí não là một điều vô cùng quan trọng đối với các bậc cha mẹ hiện đại. Không chỉ đơn thuần là giúp con đạt được một mốc phát triển, việc dạy bé tập nói thông qua các cuộc trò chuyện còn giúp con có được khả năng giao tiếp tốt, đồng thời hành động này cũng...
Không “nhái” lại phát âm sai của con
Một lưu ý mà nhiều ba mẹ có thể không để ý, đó là đừng nhái lại phát âm sai của bé. Bé còn nhỏ nên khả năng phát âm còn hạn chế. Nhiều khi bé sẽ nói ngọng một vài từ, ví dụ “đi chè (tè)”, “ăn ơm (cơm)”…
Trong những lúc đó, mẹ không cần phải chỉnh bé, nhưng cũng đừng phát âm theo bé. Nhiều ba mẹ thấy bé nói như vậy rất dễ thương, nên thường nói nhại theo con để gần gũi với trẻ. Tuy nhiên, điều này có thể khiến bé tiếp tục nói sai và có thể khó sửa hơn sau này. Ba mẹ muốn dạy trẻ học nói sớm hay lưu ý nhé!
Tivi có thể khiến trẻ mất tập trung. Do đó, hãy tắt tivi nếu bạn đang nói chuyện với con. Tắm cho con cũng là cơ hội tuyệt vời để trò chuyện với trẻ. Bạn có thế sử dụng những đồ chơi trong phòng tắm để giúp trẻ học từ và màu sắc mới.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.