Những kỹ năng mẹ nên dạy con ngay từ nhỏ

shape

01 Th03

Julia PhạmTh03 01, 2020

Những kỹ năng mẹ nên dạy con ngay từ nhỏ

Bên cạnh việc dạy con học chữ, học cách đối xử với mọi người xung quanh, mẹ cũng nên dạy con những kỹ năng cần thiết để giữ an toàn cũng như có thể tự lập, chủ động hơn. Dưới đây là 6 kỹ năng quan trọng mẹ nên dạy bé càng sớm càng tốt. Tham khảo mẹ nhé!

1/ Dạy con cách buộc dây giày

Ở các nước phương Tây, ngay từ 3-4 tuổi trẻ đã được bố mẹ dạy cách buộc dây giày. Có vẻ không mấy quan trọng, nhưng thực tế, kỹ năng này sẽ dạy cho bé sự chủ động, độc lập. Mỗi khi đi ra ngoài, thay vì phải nhờ sự giúp đỡ của mẹ, bé có thể tự mình mang giày. Đây sẽ là nền tảng giúp bé phát triển tính tự lập của mình. Ngoài ra, cách bé cử động tay khi buộc dây cũng sẽ giúp phát triển kỹ năng vận động tinh, giúp trẻ rèn luyện sự khéo léo và khả năng điều khiển tay điêu luyện.

Những kỹ năng mẹ nên dạy con ngay từ nhỏ

Đơn giản, nhưng buộc dây giày là một trong những kỹ năng quan trọng mẹ cần dạy con

2/ Dạy bé tập bơi

Chết đuối, đuối nước là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em, nhất là trong độ tuổi từ 1-4. Chính vì vậy, không có gì lạ khi các chuyên gia khuyến khích cha mẹ nên dạy con tập bơi ngay từ nhỏ. Không chỉ phòng ngừa nguy hiểm, bơi lội cũng giúp trẻ phát triển khả năng vận động, tăng cường sức khỏe, sự dẻo dai. Đồng thời giúp trẻ tự tin, dạn dĩ hơn khi tiếp xúc với môi trường mới.

Những kỹ năng mẹ nên dạy con ngay từ nhỏ

Tập bơi cho bé ngay từ sơ sinh
Đối với các bé sơ sinh, do trí óc và thể chất đều chưa phát triển, nên khi cho bé tập bơi các bậc cha mẹ chỉ cần kích hoạt 2 phản xạ quan trọng của kĩ năng bơi lội là nín thở và quẫy đạp.

3/ Cách ứng phó với người lạ

Dạy con cách ứng phó khi gặp trường hợp bất ngờ, nhận thức và ứng xử phù hợp khi gặp tình huống với người lạ là điều quan trọng để bảo vệ an toàn cho trẻ, nhất là trong xã hội hiện nay. Mẹ nên hướng dẫn bé cách bảo vệ bản thân trong những trường hợp khác nhau. Thậm chí, mẹ và bé có thể cùng giả định một tình huống, qua đó dạy trẻ cách ứng phó phù hợp trong từng tình huống cụ thể.

4/ Kỹ năng tự định hướng

Không cần đòi hỏi trẻ phải biết cách nhìn bản đồ, hay biết cách xác định hướng đi dựa trên la bàn, hướng mặt trời. Dạy con kỹ năng tự định hướng đơn thuần là giúp bé biết cách ra khỏi trung tâm mua sắm, cách biết vị trí bãi đỗ xe, vị trí nhà…

Bạn cũng nên dạy con biết cách ứng xử cần thiết khi bị lạc. Chẳng hạn như:

– Bé nên tìm sự trợ giúp từ ai?

– Nên làm gì khi có người lạ muốn đưa bé về nhà

– Dạy con nhớ số điện thoại nhà, số điện thoại của cha mẹ.

5/ Dạy con biết những thông tin quan trọng

Ngoài tên bố mẹ, địa chỉ nhà, số điện thoại bố mẹ, bạn cũng nên dạy trẻ biết tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người nào khi gặp chuyện bất ngờ. Chẳng hạn như chú cảnh sát… Tùy theo độ tuổi của trẻ, mẹ có thể chọn lọc những điều cần dạy.

6/ Kỹ năng tránh bị xâm phạm

Đây là kỹ năng quan trọng, nhưng thường bị lơ là nhất. Bạn nên dạy con những kiến thức cơ bản về vấn đề bảo vệ thân thể, cách phòng tránh khi bị xâm phạm cũng như cách nói Không khi cảm thấy không thích ai đó chạm vào người. Tùy theo độ tuổi của trẻ, mẹ có thể lựa cách giải thích đơn giản để trẻ dễ hiểu nhất. Tuy nhiên, phải đảm bảo trẻ hiểu được hành động thế nào là xâm phạm thân thể.

Lưu ý dành cho mẹ

– Bé con chỉ có thể hiểu được 10% những gì được nghe, 40% những điều mình thấy, khoảng 60% những điều trẻ nhắc lại. Tuy nhiên, bé có thể hiểu và nhớ đến 90% những điều trẻ nói và làm. Vì vậy, các chuyên gia khuyến khích mẹ nên thường xuyên giả định tình huống để giúp bé hiểu cũng như biết cách xử lý trong những tình huống bất ngờ.

– Rất khó, nhưng mẹ nên cố gắng thật bình tĩnh, giải thích cho bé nguyên nhân dẫn đến vấn đề khi trẻ mắc lỗi. Thử đặt mình vào tình huống của bé để xử lý. Trách phạt là phương án cuối cùng, không phải đầu tiên, mẹ nhé!

– Không chỉ giải quyết vấn đề nhanh chóng, nói chuyện còn giúp thu gắn khoảng cách giữa cha mẹ và con cái. Hơn nữa, nói chuyên cũng sẽ giúp tạo dựng niềm tin, đồng thời giúp ba mẹ nhanh chóng nhận biết những vấn đề có thể xảy ra xung quanh trẻ, và tìm cách giải quyết hợp lý nhất.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc