Những lưu ý về giấc ngủ trưa của trẻ

shape

13 Th04

Julia PhạmTh04 13, 2020

Những lưu ý về giấc ngủ trưa của trẻ

Để đảm bảo con có giấc ngủ chất lượng cũng như không làm bé mất ngủ vào ban đêm, mẹ cần quan tâm đến thời lượng giấc ngủ, các thói quen sinh hoạt của bé cũng như cách dỗ bé ngủ đúng cách vào ban ngày.

Những lợi ích từ giấc ngủ trưa của trẻ

Các nhà nghiên cứu từ trường đại học Sheffied ở Anh và đại học Bochum ở Đức đã tiến hành kiểm tra 216 em bé ở tầm 6 tháng tuổi đến 1 tuổi rưỡi.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, các bé có một giấc ngủ ngắn sau khi tiếp thu bài học có thể nhớ được ½ số nhiệm vụ đã được dạy. Trong khi đó, những bé không ngủ hoặc ngủ quá nhiều thì hoàn toàn không nhớ gì.

“Giấc ngủ trưa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển trí não của trẻ. Các bậc phụ huynh cần tập cho trẻ thói quen ngủ trưa đúng giờ giấc để tránh tình trạng mất ngủ vào ban đêm ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ”. Các nhà khoa học khuyến cáo.

Những lưu ý về giấc ngủ trưa của trẻ

Đối với trẻ nhỏ, ngủ trưa là một việc rất cần thiết để giúp bé phát triển đầy đủ thể chất và tinh thần

Họ cũng tiến hành nghiên cứu và xem xét sự phát triển trí tuệ ở trẻ nhỏ và nhận thấy rằng: Những trẻ có thói quen ngủ trưa thường có khả năng tập trung và thông minh hơn so với những trẻ khác.

Khi trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo thì việc ngủ trưa lại càng quan trọng. Nó sẽ giúp trẻ tập trung hơn và không có những biểu hiện cáu gắt hay tỏ ra chống đối người lớn.

Thời gian ngủ trưa của trẻ càng ít thì khả năng tập trung càng kém.

Nghiên cứu này giúp các nhà khoa học chứng minh rằng trẻ đi ngủ ngay sau khi tiếp thu một bài học mới sẽ có khả năng ghi nhớ lâu hơn.

Bí quyết giúp bé ngủ trưa hiệu quả hơn

Với những mẹo nhỏ dưới đây, mẹ sẽ dễ dàng nuôi dạy bé ngủ khỏe, ngủ ngoan vào mỗi trưa đấy nhé!

Xác định thời điểm giấc ngủ trưa của trẻ

Khi thấy trẻ phát tín hiệu buồn ngủ như ngáp, mắt nhắm, thiu thiu, dụi mắt, khóc… mẹ cần cho con đi ngủ.

Đầu tiên, khi chưa quen với dấu hiệu buồn ngủ của con, mẹ cần để ý và ghi lại những tín hiệu cũng như thời gian ngủ của trẻ để biết được chu kỳ ngủ của con.

Nếu biết rõ khoảng thời gian bé muốn ngủ cũng như các dấu hiệu con buồn ngủ, mẹ sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn để cho con giấc ngủ chất lượng.

Những lưu ý về giấc ngủ trưa của trẻ

Việc xác định thời điểm bé cần ngủ sẽ giúp trẻ dễ dàng tập ngủ trưa đúng lịch

Tập bé thói quen tự ngủ

Thường trẻ sẽ ngủ thiếp đi sau khi bú. Vì vậy, nhiều mẹ hay có thói quen ôm ấp con và để bé ngủ theo cách này mà không biết điều này có thể khiến trẻ tập thói quen chỉ có thể ngủ sau khi bú no.

Mẹ nên tạo cho con thói quen tự ngủ. Không để bé ngủ thiếp liền sau khi bú mà nên tách việc bú và giấc ngủ của trẻ ra bằng một số hoạt động như đọc sách cho trẻ, đặt con xuống giường, thay tã…

Không bế bé cho bú hoặc đi rong và vỗ về để giúp trẻ tự ngủ mà không cần lúc nào cũng phải có mẹ.

Cân đối thời lượng giấc ngủ của mỗi bé

Chu kỳ thức – ngủ cũng như thời lượng giấc ngủ trưa của trẻ là khác nhau nên mẹ không thể so bì con mình ngủ ít hơn con hàng xóm hay lo lắng vì bé ngủ nhiều/ít hơn trẻ khác.

Bởi vì những giấc ngủ ngắn ban ngày sẽ giúp con có đủ thời gian ngủ cần thiết. Mỗi trẻ sẽ có quãng thời gian ngủ khác nhau tùy vào thói quen, độ tuổi… ở giai đoạn sơ sinh trẻ sẽ ngủ nhiều vào ban ngày.

Những lưu ý về giấc ngủ trưa của trẻ

Trẻ bị sổ mũi và bí quyết giải cứu không cần dùng thuốc
Trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi là một trong những dấu hiệu bị nhiễm lạnh, khởi nguồn cho một cơn cảm cúm. Tình trạng này gây khó chịu, ảnh hưởng sức khỏe bé nên bố mẹ cần biết những biện pháp xử lý an toàn và hiệu quả.

Khi lớn hơn trẻ sẽ ngủ ngày ít hơn và ngủ nhiều hơn vào ban đêm. Khi con được 6 tháng tuổi, giấc ngủ ban ngày sẽ dài hơn.

Tuy nhiên, mẹ không có gì phải lo lắng nếu chu kỳ ngủ của bé khác với những trẻ khác.

Lên thời gian biểu cho giấc ngủ của bé

Mẹ có thể thiết lập một thời gian biểu cho giấc ngủ trưa của trẻ để bé đi ngủ đúng giờ giấc cố định hàng ngày.

Ngoài việc cho trẻ đi ngủ vào một khung giờ nhất định trong ngày, mẹ có thể cho trẻ ngủ ở những vị trí quen thuộc như trong cũi, nôi… để khi mẹ đặt bé vào vị trí đó thì con sẽ hiểu đã đến giờ đi ngủ.

Việc lên thời gian biểu cho giấc ngủ ngày của bé sẽ giúp bé tránh tình trạng dù đã rất buồn ngủ nhưng vẫn cố thức để chơi.

Những lưu ý về giấc ngủ trưa của trẻ

Thời gian biểu rõ ràng rất quan trọng trong việc tập cho bé ngủ trưa

Chọn vị trí an toàn cho giấc ngủ của trẻ

Nhiều mẹ có suy nghĩ, ban ngày trẻ chỉ ngủ một giấc ngắn thì ngủ đâu cũng được. Do đó, mẹ có thể đặt bé trên ghế sofa, ghế bành, sàn nhà… mà không lường trước được những nguy hiểm.

Nên chọn cho trẻ vị trí an toàn, thoải mái như nôi, cũi, giường… để con có thể duỗi thẳng tay chân và ngủ ngon.

Cho bé ngủ lâu hơn

Những giấc ngủ trưa của trẻ quá ngắn không hề có chất lượng lại còn khiến cả mẹ và bé thêm mệt mỏi khi bé ngủ và tỉnh dậy liên tục.

Nếu mỗi lần ngủ bé chỉ ngủ giấc ngắn chừng 20 phút trở xuống thì mẹ cần tìm cách để giúp bé ngủ giấc dài hơn sau đó tăng dần lên khoảng 1-2 giờ.

Những lưu ý về giấc ngủ trưa của trẻ

Nếu bé ngủ 1 chút rồi tỉnh lại thì mẹ cần tìm cách dỗ trẻ ngủ lâu hơn và sâu giấc hơn

Không đánh thức con khi bé đang ngủ

Mẹ không nên đánh thức con khi bé ngủ thiếp đi. Nên nhẹ nhàng bế bé đặt vào đúng vị trí nơi trẻ ngủ hoặc những nơi thoải mái dễ chịu để bé ngủ ngon hơn.

Ở những vị trí đặt trẻ ngủ tạm thời, mẹ cần để mắt đến bé. Nếu bé khóc, giật mình… trong khi ngủ, mẹ không nên dỗ dành ngay mà hãy lắng nghe và quan sát trẻ.

Không ép bé ngủ

Nếu bé chưa buồn ngủ, con không có nhu cầu ngủ, khi đang di chuyển trên đường hay chưa tới giờ ngủ, bố mẹ đừng ép bé ngủ.

Nguyên nhân vì những giấc ngủ trưa của trẻ này không chất lượng, có thể khiến bé mệt mỏi sau khi ngủ dậy.

Nhìn chung ngủ trưa sẽ giúp bé không bị mệt mỏi, cải thiện tâm trạng. Tuy nhiên cũng không nên cho bé ngủ trưa quá nhiều vì sẽ dẫn đến việc mất ngủ vào ban đêm. Ngoài ra, khi bé ngủ trưa, bố mẹ có thể giải quyết các việc lặt vặt trong gia đình hoặc nghỉ ngơi.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc