Những thói quen tốt cho sức khỏe của trẻ mà các bậc phụ huynh nên lưu tâm

Share this Post:
Nuôi dạy con

Những thói quen tốt cho sức khỏe của trẻ mà các bậc phụ huynh nên lưu tâm

Trẻ học hỏi nhiều điều từ thế giới xung quanh, kể cả việc bắt chước những thói quen của bố mẹ. Chính vì vậy, hãy trở thành những tấm gương sáng cho con bằng việc rèn cho trẻ những thói quen tốt cho sức khỏe mỗi ngày.

Bởi lẽ những thói quen tốt sẽ giúp con yêu luôn khỏe mạnh, phát triển toàn diện, cũng như có sức đề kháng tốt. Nhất là khi các bé còn nhỏ, việc hình thành sớm những thói quen này sẽ giúp cho quá trình chăm con dễ dàng hơn cho bạn rất nhiều. Hơn nữa, điều này còn nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe, cũng như trong vấn đề ra các quyết định, lựa chọn lành mạnh cho bản thân trẻ về sau.

Bài viết này, sẽ bỏ túi cho quý phụ huynh 8 thói quen tốt cho sức khỏe của bé dưới đây:

1. Ăn uống đa dạng các món ăn là một trong những thói quen tốt quan trọng

Việc tập cho con có thói quen ăn uống nhiều loại thực phẩm khác nhau rất có lợi cho sức khỏe của trẻ. Ngoài ra, thói quen này còn giúp mẹ dễ dàng hơn trong việc nấu nướng hay góp phần làm đa dạng hóa bữa ăn của gia đình bạn.

Đồng thời, thói quen này cũng phần nào giúp trẻ hiểu hơn về “chế độ ăn cầu vồng”, được xây dựng dựa trên màu sắc khác nhau của các loại thực phẩm. Chẳng hạn như những loại thực phẩm có màu đỏ sẽ tốt cho máu và tim mạch; màu xanh từ rau củ lại hỗ trợ chứng thiếu máu, thải độc cho cơ thể…

Nhưng không hẳn vì vậy mà nhất thiết mỗi bữa ăn luôn phải có đa dạng màu sắc khác nhau. Điều quan trọng là bạn cố gắng đưa rau, củ, quả hay trái cây vào chế độ ăn uống của các bé và tập cho con ăn dù đó có thể là những thứ mà chúng ghét cay ghét đắng. Lời khuyên là bạn nên cho thêm thực phẩm có màu xanh dương, xanh lá cùng với những thực phẩm có gam nóng như đỏ, vàng, cam, cuối cùng đừng quên thực phẩm màu trắng để bữa ăn của trẻ trẻ thêm hài hòa bạn nhé!

2. Tuyệt đối không bỏ bữa sáng

Những thói quen tốt cho sức khỏe của trẻ mà các bậc phụ huynh nên lưu tâm

Việc hình thành hay thấm nhuần những thói quen tốt ngay từ thời thơ ấu có thể giúp trẻduy trì những thói quen ấy khi lớn lên. Việc có một bữa sáng lành mạnh để bắt đầu ngày mới là việc không thể bỏ qua, bởi nó đem lại những lợi ích như:

  • Giúp não bộ và hoạt động tốt
  • Bổ sung năng lượng cho một ngày dài phía trước
  • Hỗ trợ ngăn ngừa một số bệnh mạn tính

Đại học Y khoa Harvard, Hoa Kỳ, cũng đã xác nhận rằng, việc không ăn sáng có mối liên hệ khá lớn với chứng béo phì (cụ thể là người không ăn sáng có nguy cơ mắc béo phì cao gấp 4 lần bình thường). Hơn nữa, khi tiêu thụ các loại ngũ cốc vào bữa sáng sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và tim mạch. Tuy vậy, bạn phải cân nhắc lựa chọn loại ngũ cốc có hàm lượng đường thấp.

3. Tăng cường cho trẻ tham gia các hoạt động thể chất

Ai trong chúng ta cũng hiểu rằng “muốn khỏe đẹp thì phải tập thể thao” nhưng với trẻ em thì không phải tất cả chúng đều thích việc luyện tập. Thậm chí, một số trẻ hiện nay còn tỏ ra sợ hãi khi phải tham gia các lớp học thể dục ở trường vì nhiều lý do khác nhau.

Chính vì vậy, trong vấn đề này, bạn hãy làm gương để con cái noi theo bằng việc tham gia các hoạt động thể dục thể chất. Lối sống khỏe, năng động của cha mẹ chính là động lực để thúc đẩy các bé cũng yêu thích thể thao và thường sẽ duy trì mãi về sau.

Với trẻ nhỏ, chơi thể thao thường xuyên sẽ giúp các bé có được chiều cao tối ưu, giảm nguy cơ béo phì, hỗ trợ quá  trình tiêu hóa diễn ra suôn sẻ. Nếu con bạn vẫn chưa tìm được bộ môn yêu nào thì các bậc phụ huynh vẫn có thể khuyến khích trẻ bằng việc cho con tham gia vào các câu lạc bộ như bơi lội, cầu lông, đá banh hoặc thể dục dụng cụ. Đôi khi việc này vô tình lại phát hiện ra năng khiếu tiềm ẩn của ở trẻ.

4. Không nên để con trở nên quá lười biếng

Những thói quen tốt cho sức khỏe của trẻ mà các bậc phụ huynh nên lưu tâm

Nhiều nghiên cứu báo cáo rằng, những đứa trẻ có xu hướng dành thời gian xem tivi quá một hoặc hai giờ/ngày hay tương tự là ngồi máy tính, sử dụng thiết bị thông minh sẽ có nguy cơ gặp một số vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như:

  • Béo phì hoặc thừa cân
  • Rối loạn giấc ngủ, bao gồm việc khó ngủ và ngủ không đúng giấc
  • Giảm khả năng học hỏi
  • Rối loạn về hành vi, bao gồm các vấn đề cảm xúc và chú ý
  • Mất nhiều thì giờ để học được những điều bổ ích khác

Do vậy, bạn cần giúp trẻ nhận thức được điều này, đồng thời khuyên các bé nên tích cực tham gia các hoạt động tại trường lớp thay vì tốn nhiều thời gian cho những việc vô bổ.

5. Dạy con nên đọc sách mỗi ngày

Kỹ năng đọc hiểu cũng là một trong những chìa khóa cho sự thành công của con bạn không chỉ riêng ở trường lớp mà còn cả cho công việc và tương lai sau này. Bạn sẽ nhận thấy khả năng nhìn mặt chữ của trẻ tiến bộ rõ rệt. Khi kỹ năng đọc được cải thiện, trẻ sẽ có cơ hội cải thiện các kỹ năng khác nữa.

Theo các chuyên gia, việc rèn luyện, khuyến khích trẻ đọc sách hằng ngày là một trong những thói quen tốt giúp xây dựng sự tự tin, vốn hiểu biết cho trẻ. Bên cạnh đó, họ cũng khuyến cáo các bậc cha mẹ nên tập cho con thói quen này bằng cách đọc sách cho các bé ngay từ thời điểm 6 tháng tuổi. Khi trẻ lớn hơn, chúng ta có thể khuyến khích các bé đọc sách vào thời gian rảnh rỗi hoặc dành 20 phút để đọc trước khi đi ngủ.

Gợi ý là bạn nên chọn mua những quyển sách về những chủ đề trẻ yêu thích, cũng như nó phải phù hợp theo lứa tuổi của con bạn để tăng thêm phần hứng thú.

6. Uống nước lọc thay vì dùng nước ngọt hay soda

Những thói quen tốt cho sức khỏe của trẻ mà các bậc phụ huynh nên lưu tâm

Đây cũng là một trong những thói quen tốt nên rèn luyện ngay từ khi con còn bé để bảo vệ sức khỏe cho trẻ, tránh hỏi các vấn đề về răng miệng hay béo phì. Nếu con không hiểu vì sao những loại thức uống nhiều đường lại có hại cho bản thân chúng, bạn có thể giúp các bé hiểu rõ bằng việc giải thích những điều cơ bản nhất.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), đường trong nước ngọt không cung cấp chất dinh dưỡng nhưng lại bổ sung thêm calo từ đó dẫn đến các vấn đề cân nặng. Thay vào đó, bạn nên để trẻ uống nước hoặc sử dụng các loại nước trái cây tự làm để thay đổi khẩu vị.

7. Nên dạy con đọc kỹ nhãn thực phẩm

Nhãn thực phẩm là thứ mà chúng ta thường bỏ qua nhưng nó lại rất quan trọng đối với sức khỏe. Nhất là khi con bạn bị dị ứng với bất kỳ một thành phần nào đó có mặt trong những loại thức ăn đóng gói sẵn chẳng hạn.

Vì vậy, điều cần thiết là bạn cần dạy trẻ cách xem qua các thành phần dinh dưỡng được thể hiện trên sản phẩm, đặc biệt là nên tập trung vào các yếu tố chính như:

  • Hàm lượng calo
  • Thành phần chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa
  • Lượng đường có trong sản phẩm

8. Muốn con sống vui, hạnh phúc hãy dạy con biết lạc quan

Những thói quen tốt cho sức khỏe của trẻ mà các bậc phụ huynh nên lưu tâm

Trẻ thường dễ nản lòng khi mọi thứ không được như mong muốn của chúng. Hơn nữa, suy nghĩ của các bé còn quá non nớt, hay lấy những đánh giá của người khác để đánh giá bản thân mình. Do đó, việc dạy cho trẻ có tinh thần lạc quan trong cuộc sống là điều hết sức quan trọng để giúp con đứng dậy sau những vấp ngã.

Theo nghiên cứu trên các tạp chí về tâm lý học gia đình và trẻ em cho biết, cũng như người lớn, trẻ có thể nhận được những lợi ích từ việc suy nghĩ tích cực và có những mối quan hệ tốt. Bên cạnh đó, không khí gia đình cũng có ảnh hưởng đến tính cách của trẻ. Có một sự thật rằng, đôi khi trong cuộc sống, cha mẹ có thể không để lại cho con nhiều tiền nhưng việc góp nhặt niềm tin, sự lạc quan mỗi ngày mới chính là món quà vô giá.

Những thói quen tốt được gợi ý ở trên chính là những bài học mà bất kỳ một bậc cha mẹ nào cũng nên rèn luyện cho con ngay từ khi con còn nhỏ. Thêm nữa, bạn nên có những món quà hoặc phần thưởng để khích lệ tinh thần của con trong việc chúng đang cố gắng thay đổi bản thân nhé!

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by
 Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: