Những thực phẩm không an toàn cho bé
>>> 5 nguyên tắc an toàn thực phẩm cần dạy bé
>>> 6 loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho bé
Đối với trẻ từ 12-24 tháng tuổi
– Những mẩu thức ăn có kích cỡ lớn hơn hạt đậu có thể vướng lại ở cổ họng bé. Bạn cần nấu mềm và băm nhỏ các loại rau củ như cà rốt, cần tây, đậu cô ve… giúp bé dễ ăn hơn. Đối với các loại trái cây dạng tròn nhỏ như nho, cà chua bi… bạn nhớ cắt làm bốn trước khi cho bé ăn, thịt và phô mai cũng phải xắt thật nhỏ.
>>> Xem thêm: Tập nết ăn uống cho bé từ nhỏ
– Thức ăn cứng và nhỏ như kẹo, viên ngậm ho, các loại hạt và bắp rang rất dễ khiến bé bị tắc đường thở. Những loại hạt nhỏ như hạt dưa, hạt kê… hiếm khi gây nghẹn nhưng chúng có thể vướng lại trong đường thở của bé dẫn đến viêm nhiễm.
– Thức ăn mềm và dính như kẹo gôm, kẹo dẻo, thạch hoặc mạch nha… dễ gây tắc cổ họng của bé.
– Bơ đậu phộng: Các loại bơ làm từ đậu thường quyện chặt khó nhai nuốt, vậy nên bạn hãy cẩn thận đừng cho bé ăn những miếng to. Thay vào đó, bạn có thể rưới chút xốt táo lên trên mặt bánh, rồi phết một lớp mỏng bơ là đủ.
– Tránh cho bé ăn trong xe, vì khi đó bạn chạy xe nên sẽ khó giám sát bé.
– Nếu bé đang dùng miếng ngậm làm mát nướu trong thời kỳ mọc răng, bạn đừng cho bé ngậm quá lạnh, vì như vậy có thể khiến cổ họng bé sưng đau làm khó nuốt thức ăn.
– Bạn cũng nên tham khảo thêm ý kiến chuyên gia và những người có kinh nghiệm để giảm nguy cơ hóc dị vật ở trẻ.
Càng lớn bé sẽ càng thấy thích thú với những món ăn của người lớn. Song, không phải món nào cũng phù hợp với bé
Đối với trẻ từ 24-36 tháng tuổi
Ở độ tuổi này, kỹ năng ăn uống của bé ngày càng thuần thục hơn, tuy nhiên bé vẫn có thể bị hóc thức ăn. Vì vậy, bạn cũng vẫn cần cẩn thận khi cho bé ăn những thức ăn dễ gây nghẹn. Đồng thời bạn cũng nên lưu ý không cho bé vừa ăn vừa làm các việc gây mất tập trung như xem TV, chạy nhảy…
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách sơ cứu khi bé bị nghẹn
Đối với trẻ từ 3-5 tuổi
Có thể bạn nghĩ là không cần nhưng thực ra trẻ em ở độ tuổi này vẫn có thể bị hóc hoặc nghẹn thức ăn. Luôn cắt nhỏ thức ăn cho trẻ, nhất là nho hay xúc xích vốn rất dễ làm tắc đường thở nếu nuốt vội. Tiếp tục cẩn thận đối với bắp rang, các loại hạt, kẹo cứng và kẹo gôm; đồng thời không cho phép bé vừa ăn vừa làm những việc khác.
Dị ứng thức ăn
Các bác sĩ thường khuyên cha mẹ chờ đến khi trẻ được hơn 1 tuổi hãy cho ăn thực phẩm cứng, những thứ dễ gây dị ứng nhất, đặc biệt là đối với những trẻ có khả năng bị dị ứng. Tuy nhiên Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ vừa công bố những nghiên cứu cho thấy việc kiêng ăn một số thực phẩm nhất định không có tác dụng ngăn ngừa dị ứng.
>>> Xem thêm: Những loại dị ứng thường gặp ở trẻ và cách phòng ngừa
Bạn không nhất thiết phải liên tục thay đổi món ăn cho trẻ trong độ tuổi tập đi, trừ khi trẻ dị ứng với loại thực phẩm nào đó. Nếu trẻ từng bị dị ứng thức ăn, mỗi lần đổi thực đơn bạn nên theo dõi trong vài ngày xem trẻ có phản ứng xấu gì đối với món mới không. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để có phương án cho trẻ làm quen với những món dễ gây dị ứng như trứng, sữa, đậu phộng, bột mì, đậu nành, cá, tôm, cua, sò và các loại hạt…
MarryBaby
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.