Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ

Theo các bác sĩ, khi đánh giá thời gian phát triển của những bé sinh sớm, phụ huynh nên tính từ thời điểm mang thai bé chứ không phải từ ngày bé được sinh ra.

Share this Post:
Nuôi dạy con

Những điều ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ

1. Tính tình của bé
Với một số bé bạo dạn thì dường như không có gì làm chúng lo lắng hay sợ hãi được: chúng có thể tự trèo lên những chiếc ghế hay bàn cao có thể vì hiếu kỳ một điều gì đó và sau đó chúng có thể nhảy nhào xuống ngay sau đó mà không sợ hãi gì. Với những bé có tính cách năng động này thì thường sẽ biết đi rất sớm. Ngược lại, các bé thận trọng hơn, chúng thường muốn biết cái nào tốt nhất trước khi thực hiện những thứ còn lại.

2. Khả năng tự nhiên
Thông thường, những đặc điểm nổi trội của bản thân bé sẽ được thể hiện khá sớm ngay từ khi bé 1 tuổi. Theo thống kê, những bé có khả năng nói sớm thì sau này có thể thành công ở những công việc liên quan đến văn chương hoặc hùng biện. Nhưng nếu bé biết nói muộn thì bạn cũng không thể suy luận bé đó không thể đạt thành quả trong những lĩnh vực này khi lớn lên.

3.  Anh chị em ruột
Những đứa trẻ có anh chị lớn hơn thường chạm các mốc phát triển sớm hơn thông thường bởi vì chúng phải thúc đẩy bản thân mình để theo kịp anh chị. Ngược lại, những bé là anh chị lớn trong nhà thì thường các mốc phát triển đến trễ hơn. Ví dụ, đứa em thì thường bị anh chị lớn giành đồ chơi nhiều hơn là được nhường. Trong những tình huống này, người mẹ cần có những hành động can thiệp như nhắc nhở bé lớn nên chia sẻ đồ chơi với em mình, nhưng cũng đừng bắt trẻ làm điều gì quá khó khi bé chưa sẵn sàng.

4. Sinh sớm
Những đứa bé được sinh sớm thường mất nhiều thời gian hơn những bé sinh bình thường để đạt được những mốc phát triển. Nhưng đến khoảng 2 tuổi, những bé này có thể bắt kịp các bé khác như bình thường. Theo các bác sĩ, khi đánh giá thời gian phát triển của những bé sinh sớm, phụ huynh nên tính từ thời điểm mang thai bé chứ không phải từ ngày bé được sinh ra. Vì một đứa trẻ sinh sớm 3 tháng sẽ đạt mốc phát triển ở tháng thứ 6 sau khi sinh thay vì ở tháng thứ 3 sau khi sinh như những bé sinh đủ ngày.

Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ

Những đặc điểm nổi trội của bản thân bé sẽ được thể hiện khá sớm ngay từ khi bé 1 tuổi.

Dấu hiệu của sự chậm phát triển
Sau đây là điều mà các phụ huynh cần lưu ý theo dõi trong quá trình phát triển của bé:

  • Các mốc phát triển của bé bị chậm quá nhiều. Ví dụ, bé 15 tháng tuổi và chưa biết nói từ nào hoặc chưa bước đi được; cảm giác bé luôn bị gói gọn trong một thế giới riêng của bé; bé không phản ứng, không quay lại nhìn mẹ khi mẹ bước vào phòng hoặc gọi tên bé.
  • Một mốc phát triển nào đó của bé chậm từ 2 tháng trở lên so với thông thường. Ví dụ, bé đã 17 tháng tuổi và chưa biết đi hoặc 7 tháng tuổi mà chưa biết cười.
  • Dường như bé không hiểu hoặc không phản ứng khi bạn nói chuyện với bé. Trong khoảng từ 8 đến 12 tháng, hầu hết các bé sẽ có phản ứng tìm kiếm những món đồ yêu thích như thú bông, thú nuôi…khi bạn hỏi bé chúng đang ở đâu, hoặc ít nhất bé sẽ nhìn theo đúng hướng đến các vật đó. Khoảng 12 đến 15 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu phản ứng với những lời yêu cầu đơn giản, ví dụ, bạn yêu cầu một bé một tuổi lấy cho bạn đôi giầy của bé, bé sẽ làm được.
  • Thực tế cho thấy, những ông bố bà mẹ thường quá lo âu về những mốc phát triển của bé nên họ thường chỉ tập trung vào việc kiểm tra “đồ thị phát triển” của con mình hơn là cùng bé tham gia vào hành trình đi đến những mốc phát triển thú vị đó.

Làm sao để ngừng những lo lắng đó lại?

  • Hãy tham khảo những thông tin tìm kiếm được từ Internet khi con của bạn vẫn chưa chạm đến các mốc phát triển như thông thường. Nhưng nhìn chung, các thông tin này dường như là không giới hạn, do đó bạn cần tỉnh táo để lọc ra những thông tin cần thiết cho mình. Đồng thời, bạn có thể tham khảo sự tư vấn từ bác sĩ.
  • Đừng so sánh con bạn với những đứa trẻ khác. Không đủ cơ sở để nói những khác biệt trong việc chạm mốc phát triển của con bạn có liên quan đến việc bé có năng lực hay không có năng lực. Dù con của những người quen của bạn biết lăn, bò, đi hay nói trước con bạn thì cũng thể nói rằng con bạn mất lợi thế hơn được.
  • Với những tình huống mà bạn phát hiện có những dấu hiệu chứng tỏ việc chậm trễ của bé trong việc chạm đến các mốc phát triển là có liên quan đến nhau hoặc các mốc phát triển chậm hơn thông thường nhiều tháng thì bạn hãy nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ để được kiểm tra chính xác hơn.

Tóm lại, để bé có những bước đầu phát triển tốt, các ông bố bà mẹ ngoài việc hiểu biết về những cột mốc quan trọng của bé, thì cũng cần dành nhiều thời gian thể hiện tình cảm, sự quan tâm, chơi đùa cùng bé để bé cảm nhận được tình yêu thương, sự động viên từ bố mẹ. Điều này giúp tạo được mối liên kết tốt giữa cha mẹ với con trẻ và là nền tảng tốt cho bé phát triển vững chắc sau này.

I.Tupalu

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Julia Phạm
Julia Phạm Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Related Posts: