Núm vú giả: dùng sao cho đúng? - (P.1)

shape

31 Th10

Martin NguyenTh10 31, 2019

Núm vú giả: dùng sao cho đúng? - (P.1)

Nhiều mẹ có thể cho rằng một vật bé nhỏ như núm vú giả chẳng phải vấn đề to tát. Nhưng sự thật là, dường như các ông bố bà mẹ lại không thể ngừng bàn cãi về chuyện này. Ngay cả các bác sĩ nhi khoa, nhà trị liệu và nha sĩ đều đã cân nhắc lợi và hại của núm vú giả.

Núm vú giả có lợi ích gì?

Có rất nhiều lý do để bạn cho bé ngậm núm vú giả. Chỉ cần hỏi bất kì một bà mẹ nào đã được tận hưởng sự yên tĩnh sau khi cho bé ngậm núm vú giả thì biết. Hơn nữa, một thoáng bình yên đó không phải là lợi ích duy nhất mà núm vú giả mang lại.

   >Bảo vệ bé khỏi Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)

Đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) thường xảy ra ở các bé dưới 1 tuổi. Theo một nghiên cứu của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, việc cho bé ngậm núm vú giả khi đang còn thức sẽ giúp giảm nguy cơ SIDS.

Núm vú giả: dùng sao cho đúng? - (P.1)

Nếu núm vú rơi ra khi bé ngủ, bạn không cần phải cho bé ngậm lại

   >Biện pháp dỗ dành hiệu quả

Bé có thể khóc vì nhiều lý do như buồn ngủ, đau bụng hoặc đói. Nếu bé chỉ đơn thuần mè nheo, mẹ có thể dùng đến núm vú giả. Khi mút núm vú giả, nhịp tim sẽ được điều hòa, thông dạ dày nên bé sẽ chóng bình tĩnh trở lại. Điều này cũng có ích trong trường hợp bé bị đầy hơi.

   >Đáp ứng phản xạ bú

Một số bé vẫn muốn bú dù đã được uống no sữa. Núm vú giả sẽ thỏa mãn nhu cầu rất thiết thực của những nhóc tì này.

   >Tốt hơn việc mút tay

Dường như các cô cậu nhỏ không lúc nào ngưng cảm giác muốn nhấm nháp cái gì đó trong miệng. Nếu so với việc mút tay thì núm vú giả quả là lựa chọn vệ sinh hơn rất nhiều. Hơn nữa, việc cai núm vú giả cũng dễ dàng hơn so với mút ngón tay.

Núm vú giả gây trở ngại gì?

Ngược lại với những thông tin tích cực ở trên, núm vú giả cũng mang đến một số bất lợi nhất định. Mặc dù không nhất thiết phải tránh xa núm vú giả như suy nghĩ một số phụ huynh,mẹ vẫn cần biết một số điều khi cho bé ngậm núm vú giả:

     >Tăng nguy cơ viêm tai

Theo một nghiên cứu nhi khoa, núm vú giả dẫn đến nguy cơ viêm tai giữa cấp tínhcao hơn 40%. Mặc dù các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng này nhưng họ nghi ngờ đó là do sự thay đổi áp suất giữa tai và họng.

Một nghiên cứu cho thấy rằng những bé đã ngưng sử dụng núm vú giả thường xuyên sau sáu tháng tuổi có số ca viêm tai thấp hơn 1/3 so với những bé vẫn ngậm núm vú giả

     > Cản trở việc bú mẹ

Nếu cho bé ngậm núm vú giả quá sớm thì bé có thể gặp khó khăn khi bú sữa mẹ, vì đây là thời gian bé bắt đầu học bú. Nếu bạn muốn cho con ngậm núm vú giả, nên chờ cho đến khi bé đã quen bú mẹ, tức là một vài tuần sau khi sinh. Mặt khác, nhiều bậc phụ huynh đôi khi cho bé ngậm núm vú giả mà không biết rằng bé đang đói và muốn được bú sữa.

    >Chậm nói và răng lệch

Những bé ngậm núm vú giả quá nhiều có thể bị chậm nói hoặc mọc răng lệch. Điều này trở nên đặc biệt quan trọng khi bé bắt đầu tập đi nhưng vẫn chưa chịu bỏ núm vú giả. Ngậm núm vú giả trong giai đoạn này sẽ khiến miệng duy trì một tư thế không tự nhiên, dẫn đến các vấn đề răng miệng về sau. Ngoài ra, tập nói khi vẫn ngậm núm vú giả làm chậm quá trình học nói.

Trong phần tiếp theo của bài viết, mẹ sẽ tiếp tục tìm hiểu cách cai núm vú giả và những lưu ý an toàn cho bé.

 

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc