Núm vú và bình sữa của bé có đang bị "quá đát"?

shape

31 Th12

Martin NguyenTh12 31, 2019

Núm vú và bình sữa của bé có đang bị "quá đát"?

Khi nào cần thay mới núm vú và bình sữa cho bé? Liệu có dấu hiệu nào giúp mẹ dễ dàng nhận biết “thời khắc” quan trọng này? Tìm hiểu ngay mẹ nhé!

Núm vú và bình sữa của bé có đang bị "quá đát"?

Không vệ sinh sạch sẽ hoặc lơ là không kiểm tra chất lượng bình sữa và núm vú là một trong những sai lầm thường gặp khi pha sữa cho bé

1/ Khi nào cần thay núm vú cho bé?

Để nhanh chóng phát hiện những dấu hiệu bất thường, mẹ nên thường xuyên kiểm tra núm vú, ít nhất 2-3 tháng/ lần. Đặc biệt, nên thay mới nếu chúng có những biểu hiện sau đây:

– Sữa chảy thành dòng: Nhỏ thử sữa trong bình ra ngoài để kiểm tra. Nếu thấy sữa chảy thành dòng ồ ạt ra ngoài, mẹ nên mua cho bé một núm vú mới thay thế. Đây là dấu hiệu cho thấy lỗ thông trên núm vú đã quá lớn.

– Núm vú đổi màu cho thấy chất lưỡng đã “xuống cấp” nhanh chóng.

– Núm vú bị dãn ra: Để kiểm tra độ đàn hồi của núm vú, mẹ có thể lấy chóp núm vú kéo ra thật mạnh rồi thả ra, sau đó quan sát xem nó có thể trở lại hình dáng ban đầu hay không. Nếu không thể, mẹ nên bỏ chúng đi.

– Núm vú bị dính lại hay phồng ra cũng là dấu hiệu cho thấy núm vú của bé đã không còn đủ chất lượng.

– Núm vú bị tưa nứt hay trầy xước: Đầu núm vú bị như vậy sẽ làm cho sữa chảy ra nhiều và có thể làm bé bị ngạt thở.

– Khi núm vú không còn phù hợp với độ tuổi của bé: Mỗi loại núm vú sẽ được thiết kế phù hợp cho mỗi độ tuổi khác nhau. Vì vậy, mẹ nên chú ý đến tuổi của con khi mua núm vú nhé!

Núm vú và bình sữa của bé có đang bị "quá đát"?

Núm vú giả: dùng sao cho đúng? - (P.1)
Có nên cho bé ngậm núm vú giả hay không là băn khoăn của rất nhiều bậc phụ huynh. Cuộc tranh cãi xung quanh vấn đề này chưa bao giờ có đoạn kết

2/ Bình sữa cho bé: Khi nào cần thay?

Giống như núm vú, mẹ cũng cần thường xuyên kiểm tra bình sữa của con, và nên thay mới nếu thấy bình sữa có những dấu hiệu bất thường sau:

– Bình bị nứt, sứt mẻ hay bể: Trong khi bú, bé có thể sẽ cắn, nhai hay bóp mạnh bình và những miếng mẻ, vỡ của bình sẽ vô tình làm trẻ bị thương. Điều này đặc biệt nguy hiểm nếu mẹ sử dụng bình sữa thủy tinh cho bé.

– Bình nhựa bị trầy xước hay mòn: Vi trùng “cứng đầu” có thể ẩn nấp trong những khe trầy xước của bình. Vì vậy, dù mẹ có nỗ lực hết sức cũng không thể vệ sinh bình sạch hoàn toàn được.

Núm vú và bình sữa của bé có đang bị "quá đát"?

4 cách khử trùng bình sữa cho bé
Khử trùng tất cả các dụng cụ là khâu đầu tiên mẹ cần làm khi pha chế sữa công thức. Ngoài cách đun sôi truyền thống, các mẹ hiện đại còn có thể dùng nước rửa bình sữa hoặc máy hấp và lò vi sóng

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Chọn núm vú cỡ nào cho phù hợp?
  • Làm quen với núm vú giả

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc