Pha nước cơm vào sữa, lợi có lợi nhưng...vẫn có nguy

shape

29 Th02

Cha Mẹ TốtTh02 29, 2020

Pha nước cơm vào sữa, lợi có lợi nhưng...vẫn có nguy

Hội các bà mẹ bỉm sữa đang bàn luận sôi nổi về vấn đề pha nước cơm vào sữa trên mạng xã hội. Người đồng tình, người chê phương pháp không khoa học. Thực hư chuyện này thế nào, và có nên hay không cho bé uống sữa theo cách này.

Tranh cãi nảy lửa: Nên hay không pha sữa cùng nước cơm

“Có mẹ nào cho bé ăn nước cơm kết hợp với sữa ngoài chưa, bé nhà mình ăn được mấy tháng rồi ngon miệng lắm” – Chủ post chia sẻ gây tranh cảy nảy lửa trong cộng đồng mẹ bỉm sữa. Theo bà mẹ này, con mình ăn dặm khá ngon miệng khi pha thêm nước cơm vào sữa công thức hằng ngày.

Pha nước cơm vào sữa, lợi có lợi nhưng...vẫn có nguy

Pha nước cơm vào sữa có thể làm thay đổi cấu trúc dinh dưỡng

Đồng tình với chủ post, một nickname bình luận: “Nấu cháo xong lọc cháo tùy theo độ tuổi của con mà lọc rối hoặc kĩ. Xong pha sữa với 30ml nước để sữa tan hết rồi đổ nước cháo vào theo lượng ăn của con. Ăn như vậy trộm vía con tăng cân tốt lắm”.

Tuy nhiên, cũng có không ít các bà mẹ phản đối, trong đó có một bình luận nổi bật: “Sữa ngoài không được pha với nước cơm sẽ làm mất hết vi chất của sữa, pha với nước đun sôi là được rồi, không nên pha với nước khoáng nữa”.

Và một ý kiến phác bác khác: “Con chưa đến tuổi ăn dặm thì không nên ăn nước cơm, nhất là lại còn pha chung với sữa công thức. Con béo lên thì chỉ thích mắt thôi, chứ chưa chắc đã tốt cho sức khỏe của bé”.

Cẩn thận khi pha nước cơm vào sữa

Theo các chuyên gia, sau khi sinh, tốt nhất là cho bé bú sữa mẹ. Trường hợp phải bú sữa công thức thì nên pha theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi, chưa ăn dặm hoặc mới bắt đầu trong tập cho bé ăn dặm việc pha nước cơm hoặc nước cháo với sữa có thể làm cho bé ói do không tiêu hóa được hoặc bé chậm tiêu. Việc pha sữa công thức với nước cơm có thể làm thay đổi cấu trúc dinh dưỡng có trong sữa, gây rối loạn tiêu hóa cho trẻ.

Nếu mẹ duy trì điều này thường xuyên và bé không hấp thụ có thể ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe của trẻ. Cụ thể trẻ có thể chậm tăng trưởng chiều cao, chậm mọc răng, ngủ trằn trọc, khóc đêm,… do kém hấp thu canxi trong sữa (tinh bột trong cháo, nước cơm sẽ cạnh tranh hấp thu với canxi).

Pha nước cơm vào sữa, lợi có lợi nhưng...vẫn có nguy

Nước nào để pha sữa cho bé?
Nếu không sử dụng nước bình thì hầu hết bố mẹ đều pha sữa cho bé bằng nước máy hoặc nước giếng. Nguồn nước ở mỗi nơi, mỗi thời điểm lại có một mức chất lượng rất khác nhau. Do đó, việc chuẩn bị nước sạch là một khâu mẹ không thể bỏ qua

Nên có bé uống riêng nước cơm

Việc chắt nước cơm cho trẻ uống là phương pháp được nhiều mẹ từ xa xưa áp dụng. Và cũng có nhiều em bé lớn lên thông minh khỏe mạnh. Trong Đông y, nước cơm được coi là loại nước có các tinh chất rất tốt giúp ngăn ngừa viêm dạ dày, đường ruột và phòng được nhiều bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Nguyên nhân vì sao? Vì trong hạt gạo, lượng tinh bột chiếm 70%, trong đó khoảng 8% lượng protein và nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B, các chất khoáng như Natri, photpho… có vai trò quan trọng về dinh dưỡng và chuyển hóa quan trọng trong cơ thể.

Cách lấy nước cơm khá đơn giản: Nấu bằng bếp ga hoặc bếp củi là tiện nhất. Khi nấu cơm, mẹ chờ cho cơm sôi kỹ thì mở vung ra lấy một ít nước cơm, để nguội và cho con uống. Trong nước cơm, vỏ cám từ hạt gạo sẽ tan ra trong nước nên có giá trị dinh dưỡng rất cao. Lưu ý khi nấu cơm không nên vo gạo sẽ làm mất hết chất cám ở vỏ của hạt gạo.

Pha nước cơm với sữa có thể là cách giúp trẻ thích thú hơn trong việc uống sữa nhưng không hẳn là mang lại lợi ích hoàn toàn. Mẹ cũng nên lưu tâm tới lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc