Phải làm sao khi trẻ chậm nói?

shape

31 Th10

Julia PhạmTh10 31, 2019

Phải làm sao khi trẻ chậm nói?

Gần 5 tuổi nhưng bé Huy (Q.7, TP.HCM) vẫn không nói được từ nào, dù trước đó, hồi 3 tuổi bé đã gọi được từ “ông”. Đến nay, gia đình phải đọc cử chỉ, ánh mắt để hiểu con muốn gì.

Chị Hồng Vân, mẹ Huy cho biết: Hai vợ chồng mình đi làm cả ngày, nên việc chăm con giao hoàn toàn cho ông bà nội. Cháu đầu lòng nên ông bà chăm chút tỉ mỉ, từng ly từng tý. Muốn ăn, uống gì bé chỉ cần chỉ tay, hoặc dùng ánh mắt là ông bà đã vội vã đi lấy. Một tuổi thấy con không nói, thi thoảng chỉ “A, a”, gia đình mình nghĩ cháu chỉ chậm biết nói. Nhưng hơn 4 tuổi, cháu vẫn không tíu tít nói như bao đứa trẻ bình thường khác. Thỉnh thoảng nghe mọi người nhỏ to bảo nào cháu chậm phát triển trí tuệ, thậm chí tự kỷ, mình thấy tủi thân. Nhưng mình không nghĩ con mình như thế, vì ngoài chậm nói, cháu vẫn chơi, vẫn hiểu ý mỗi khi mình nói, rất thích được đi chơi, hay làm trò với mẹ. Đến khi đưa con đi khám tâm lý, mình rất vui mừng khi bác sĩ bảo bé chỉ bị chậm nói thôi. Nhưng điều làm mình suy nghĩ mãi là cháu bị như ngày hôm nay là tại vì gia đình mình không chịu trò chuyện nhiều với con.

Qua lời khuyên của bác sĩ, mình về nhà suy nghĩ nhiều phương pháp và bắt đầu áp dụng. Dần dần, mình thấy có kết quả khả quan hơn, bé đã nói nhiều hơn. Ví dụ như ngoài gọi “Mẹ, ba”, bé cũng đã nói được những câu như: “Con thương mẹ” hoặc “Ba ơi, lấy trái banh cho con” Mỗi lần bé nói là mình muốn bật khóc vì bé không hề tự kỷ, chậm phát triển như mọi người nói.

Phải làm sao khi trẻ chậm nói?

Bé Huy và mẹ

Qua kinh nghiệm thực tế của mình, mình muốn chia sẻ những phương pháp sau đây đến các ông bố, bà mẹ.

  • Dành thật nhiều thời gian trò chuyện với bé, thậm chí từ lúc ẵm ngửa. Hãy nói chuyện, hát cho con nghe thật nhiều.
  • Thường xuyên bé xem sách, truyện tranh, để bé có thể bắt chước những âm thanh các nhân vật trong các mẫu chuyện như tiếng kêu các con vật trong truyện như mèo, gà,… để bé có thể làm quen với cách phát âm.
  • Người lớn có thể dạy trẻ nhanh biết nói bằng cách đưa ra một vật và nói về màu sắc, hình dáng cũng như kích cỡ của đồ vật. Nhắc đi nhắc lại nhiều lần và yêu cầu trẻ nói lại chính xác những gì được nghe.
  • Khuyến khích trẻ gọi tên những người thường ngày hay ở bên trẻ.
  • Thường xuyên đọc sách và cho trẻ xem tranh. Khi đọc sách cho trẻ nghe, người lớn cần phải chú ý đọc to, rõ ràng và phát âm phải thật chuẩn xác.
  • Dạy con cách nói: “Cảm ơn, xin chào, tạm biệt…” một cách thường xuyên trong những tình huống cụ thể.
  • Yêu cầu trẻ trả lời khi được hỏi.
  • Dùng các điệu bộ, cử chỉ của tay, ví dụ khi bé muốn uống nước, bạn thấy dấu hiệu con muốn uống, bạn hãy đưa nước cho con và làm động tác: nắm tay vào, giơ ngón cái lên và đưa ngón cái vào miệng, dốc ngược tay lên. Tất nhiên vừa làm động tác vừa nói với con: uống nước. bé muốn uống nước.
  • Chú ý lắng nghe bé nói và cố gắng hiểu xem bé nói gì.
  • Lúc đầu bé chưa thể phát âm đúng. Đừng ngắt lời, bạn hãy để bé lặp lại cho đúng.
  • Cho trẻ chỉ các bức tranh và cố gắng gọi tên chúng.
  • Đặt câu hỏi và lắng nghe bé trả lời.
  • Bạn hãy nói với bé cho rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu để bé ít bị rối trí hơn.
  • Giải thích bạn đang làm gì khi bạn đang nấu hoặc lau nhà, chỉ các vật ở quanh nhà. Và khi đưa bé lên xe, chỉ các âm thanh mà bạn nghe thấy.

Thanh Trúc

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc