Rèn luyện thể chất cho bé mầm non: Chuyện nhỏ!

Ở độ tuổi mầm non đầy năng động, một vài định hướng đúng đắn trong cách chăm sóc bé sẽ giúp con khỏe mạnh và phát triển tốt các kỹ năng vận động. Mẹ ơi, việc thực hiện các phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non không chỉ là "nhiệm vụ" của trường học mà còn là một phần không thể thiếu trong sinh hoạt gia đình nữa đấy.

Share this Post:
Nuôi dạy con

Ngoài chế độ dinh dưỡng, ngủ nghỉ, học tập hợp lý cho trẻ, việc áp dụng các phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non cũng rất quan trọng. Điều này sẽ giúp cho một đứa trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ. Đặc biệt, lứa tuổi mầm non là giai đoạn hoàn thiện các kỹ năng vận động thô và vận động tinh cơ bản nhất của bé nên mẹ càng không nên lơ là.

Không bao giờ là quá sớm

Thể chất khỏe mạnh chính là tiền đề để trí tuệ phát triển. Theo các chuyên gia về trẻ em, ngay cả trẻ sơ sinh cũng cần phải tập thể dục. Tất nhiên, các bài tập cho trẻ sơ sinh sẽ rất đơn giản nhưng đây chính là bước khởi đầu cho một cuộc sống khỏe mạnh về sau. Vì vậy, từ khi con còn rất nhỏ, mẹ đã cần xây dựng lối sống năng động cho trẻ bằng các trò chơi vận động, bằng cách đưa con đi dạo, bằng cách cùng con thực hiện vài động tác thể dục theo đúng lứa tuổi… Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non tại nhà cũng được thực hiện thông qua các hoạt động đơn giản nhưng hiệu quả kể trên. 

Việc vận động sẽ giúp cho trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, cân đối, giúp trẻ hấp thu tốt canxi, phát triển hệ xương, nảy nở các cơ bắp, đốt cháy mỡ thừa, phòng ngừa bệnh béo phì, tim mạch, suy dinh dưỡng.

Trẻ được vận động thường xuyên sẽ giúp trẻ có sức đề kháng, có sức bền tốt, ít bị ốm vặt, phòng tránh được một số bệnh về đường hô hấp có nguy cơ dẫn đến hen suyễn làm trẻ chậm phát triển thể chất tâm thần.

Cho trẻ vận động vào sáng sớm sẽ giúp tinh thần trẻ sảng khoái sau một đêm dài thức dậy, trí óc minh mẫn, không gật gù trong giờ học. 

Ngoài ra, việc vận động còn giúp cho trẻ chống táo bón, ăn uống ngon miệng, và vận động các môn thể thao duỗi dài cột sống còn giúp trẻ phát triển chiều cao, kích thích xương khớp phát triển.

Rèn luyện thể chất cho bé mầm non: Chuyện nhỏ!

Một em bé năng động không chỉ khỏe mạnh mà còn minh mẫn và lanh lợi

Vận động bao nhiêu là đủ cho trẻ mầm non?

Thời lượng hoạt động là một phần quan trọng trong phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non. Mỗi trẻ em nên vận động tay chân và các cơ bắp ít nhất 60 phút mỗi ngày. Tuy nhiên, không nhất thiết phải cho trẻ vận động lên tục mà mẹ có thể phân ra cho bé hoạt động nhiều thời điểm khác nhau như: Sáng, trưa, chiều. Mỗi lần bé chỉ cần vận động từ 10-20 phút. Nên vận động kết hợp giữa cường độ nặng và nhẹ khác nhau, tùy theo sức khỏe và độ tuổi của mỗi bé để có cách tập phù hợp.

Nếu bé có sức khỏe tốt thì có thể vận động nhiều hơn 60 phút mỗi ngày. Nên cho bé hoạt động vừa sức với những môn như đi bộ, đạp xe đạp, chơi bóng rổ, bơi lội, chạy bộ hay múa ba lê. Với những trẻ sơ sinh chưa biết đi thì mẹ có thể cho bé vận động tại chỗ, nắn bóp tay chân cho bé vào mỗi buổi sáng. 

Rèn luyện thể chất cho bé mầm non: Chuyện nhỏ!

Tập thể dục cho bé thật dễ với 5 mẹo đơn giản
Chỉ với 10 phút cho bé tập thể dục mỗi buổi sáng cũng sẽ giảm thiểu tình trạng đầy hơi khó tiêu của bé và hệ xương được phát triển đầy đủ hơn.

Hoạt động nào cũng đem lại giá trị

Bí quyết để có phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non thành công đó là cho bé tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau. Mẹ nên cho con vận động theo các hình thức đa dạng, không nên bó buộc trẻ vào một bộ môn nào, trẻ sẽ không chán và luôn hào hứng với những giờ phút vận động. Hơn nữa, không hoạt động nào đơn lẻ nào có thể giúp phát triển hết toàn bộ các kỹ năng vận động của bé nên cần kết hợp nhiều hoạt động khác nhau. Mẹ có thể tập cho bé 3 loại hoạt động sau:

Tập làm mạnh các khối cơ: Cho trẻ tập thể hình bằng các bài tập như: kéo co, hít đất, trèo cây…Nên cho bé tập 3 lần/tuần.

Vận động làm mạnh xương: Cho bé tập các các bài như: chơi bóng rổ, bóng chuyền, tập yoga, chạy, nhảy bước nhỏ… nên cho bé tập ít nhất 3 lần/tuần.

Vận động kết hợp hít thở: là những bài tập như đi bộ nhanh, tập thể dục nhịp điệu, ném bóng bắt bóng, đạp xe. Với vận động này nên cho bé tập hàng ngày, mỗi ngày 60 phút.

Vận động đôi tay: Những hoạt động củng cố kỹ năng của ngón tay và bàn tay thường đơn nhẹ nhàng hơn so với những hoạt động phát triển kỹ năng vận động thô. Mẹ có thể cho bé chơi trò phân loại hạt, xé giấy, nặn đất hay xếp hình để con ngày càng thêm khéo léo.

Với những trẻ nhỏ chưa biết đi, mẹ nên khuyến khích trẻ bò, trườn để chơi trò bắt đồ vật. Cho bé chơi trò nhón chân, đổ nước/cát từ ly này sang ly khác, giấu đồ vật và kêu bé kiếm… Cha mẹ cần linh hoạt trong trò chơi để trẻ nhỏ luôn thấy hứng thú. Mẹ cần chuẩn bị sẵn nhiều trò chơi để khi bé chán thì mẹ có thể chuyển trò chơi ngay. Trò chơi vận động phù hợp với lứa tuổi của bé, và tốt hơn hết là mẹ nên chơi cùng và trò nhiều với trẻ. Cho trẻ vận động từ cường độ nhẹ rồi tăng lên từ từ, không nên cho bé hoạt động quá sức sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by
 Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Related Posts: