Rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi, mẹ phải làm sao?
Bé sơ sinh nào cũng cần được chăm sóc rốn kỹ càng. Thông thường, 7 -10 ngày sau khi sinh, rốn của trẻ sẽ tự rụng. Chỉ cần quan sát, mẹ sẽ biết ngay rốn bé có đang ở trong tình trạng tốt hay không. Rốn khỏe mạnh có nghĩa là phần lỗ rốn và cuống khô, sạch và không bị chảy dịch. Tuy nhiên ở một số trẻ, rốn có tiết ra một chút dịch ướt màu nâu đỏ trong khoảng thời gian trước khi rụng rốn. Dịch này tuy có mùi lạ nhưng mẹ không cần quá lo lắng vì đó là hiện tượng khá bình thưởng và phổ biến. Dù vậy mẹ nên vệ sinh rốn trẻ đúng cách để rốn thông thoáng và nhanh khô. Tuy nhiên, nếu rốn trẻ sơ sinh chưa rụng có mùi hội hoặc cuống rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi kéo dài, dịch ra nhiều và lâu khô thì mẹ nên đặc biệt lưu tâm vì có thể bé đang bị nhiễm trùng ở rốn đấy!
Nguyên nhân rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi
Khi bé còn trong bụng mẹ, dây rốn chính là “hệ thống giao thông” trung chuyển chất dinh dưỡng giữa cơ thể mẹ và con. Khi vừa chào đời, bé sẽ được các nữ hộ sinh kẹp cuống rốn và cắt dây rốn nối vào mẹ. Trẻ sơ sinh cần một khoảng thời gian từ 7 đến 10 ngày hoặc hơn để cuống rốn khô và rụng. Trong khoảng thời gian này, rốn giống như một cánh cửa chưa kịp đóng. Nếu mẹ vệ sinh không cẩn thận và chưa đúng cách sẽ dẫn đến nhiễm trùng, mở đường cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Tình trạng nhiễm khuẩn là nguyên nhân chính khiến cuống rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi.
Chăm sóc trẻ sơ sinh tuần đầu tiên (Phần 1)
Bạn tự tin rằng mình đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cần thiết cho sự ra đời của con? Tuy nhiên, trên thực tế, tất cả những việc đó có thể là quá ít so với những công việc cần phải làm trong những tháng ngày đầu tiên làm mẹ.
Cuống rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi là biểu hiện của bệnh gì?
Rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi có thể là biểu hiện của một vài vấn đề thường gặp như bên dưới:
Nhiễm khuẩn rốn
Rốn rụng muộn, ướt và có mùi hôi kéo dài. Sau một thời gian thì sưng tấy và sinh mủ. Nghiêm trọng hơn có thể gây sưng tấy toàn thân, chướng bụng và có biểu hiện rối loạn tiêu hóa.
Hoại tử rốn
Tình trạng này có thể có trước hoặc sau nhiễm khuẩn rỗn. Biểu hiện của nó là rụng rốn sớm, rốn sưng đỏ sau đó tím bầm và chảy nước mủ, đôi khi là máu. Trong trường hợp này mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm trùng máu, dễ gây tử vong.
Viêm rốn
Rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi, cộng thêm các triệu chứng phù nề, chảy mủ vàng và lâu rụng là biểu hiện của viêm. Biểu hiện đi kèm là sốt nhẹ và quấy khóc. Nếu tình hình viêm nhẹ thì mẹ nên thay băng hàng ngay, nặn hết mủ và vệ sinh bằng oxy già. Nếu tình trạng viêm trở nên nặng hơn đi kèm sốt cao thì nên đưa trẻ đến bác sĩ.
Viêm mạch máu rốn
Rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi có thể là do viêm mạch máu rốn. Mạch máu rốn gồm có động mạch và tĩnh mạch. Đây là 2 còn đường vận chuyển chất dinh dưỡng lúc còn trong bụng mẹ. Khi được sinh ra, 3 mạch máu này cũng cần có thời gian để xơ hóa và tiêu biến. Nếu rốn không được vệ sinh sạch sẽ thì vi khuẩn có thể xâm nhập và sâu bên trong mạch máu và gây viêm nhiễm khá nguy hiểm.
Rốn trẻ sơ sinh là “cánh cửa chưa đóng” thu hút các loại vi trùng
Vệ sinh rốn cho bé đúng cách để phòng ngừa nhiễm khuẩn
Để tránh tình trạng rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi và ngăn ngừa nhiễm khuẩn gây nguy hiểm cho bé, mẹ nên vệ sinh rốn cho bé hàng ngày theo các bước sau:
– Thường xuyên vệ sinh cuốn rốn bằng oxy già, cồn i-ốt. Việc này nên được làm hàng ngày, sau khi tắm.
– Nước tắm cho trẻ sơ sinh cần phải đảm bảo vệ sinh. Tốt nhất là bé nên được tắm bằng nước đun sôi để nguội hoặc là nước lá đun sôi để nguội.
– Để rốn nhanh khô và rụng cuống rốn, mẹ nhớ lau rốn bé khô ráo hoàn toàn sau khi tắm.
– Mẹ không băng rốn, vì băng rốn sẽ khiến rốn chậm khô hơn.
– Áo quần của trẻ sơ sinh cần phải giặt sạch bằng xà phòng, phơi đủ nắng. Và nếu được thì nên ủi trước khi dùng.
-Đưa bé đi khám bệnh ngay khi có những biểu hiện bất thường ở rốn.
Cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn
Liệu bé có được tắm khi chưa rụng rốn? Cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn có gì khác biệt với cách tắm trẻ sơ sinh thông thường? Mời mẹ tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!
Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh là một trong những phần quan trọng mà mẹ cần chú ý trong những ngày đầu sau khi sinh. Với sự chăm sóc đúng cách của mẹ, vi khuẩn sẽ ít có cơ hội xâm nhập gây ra tình trạng rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.