Sảy thai sớm và những điều cần biết
Theo thống kê, gần 50% số trứng được thụ tinh “bị mất” trong những ngày đầu tiên, khi bạn còn chưa thử thai. Có khoảng 10-20% các trường hợp mang thai kết thúc với hiện tượng sảy thai, nhất là trong giai đoạn 12 tuần đầu tiên của thai kỳ.
Sảy thai, dù là giai đoạn nào của thai kỳ cũng có thể “giáng” cho bạn một “đòn” khá mạnh về tinh thần, nhất là với những người đang háo hức mong con. Vì vậy, đừng ngại ngần chia sẻ những cảm xúc và quan điểm của mình. Trò chuyện với nhiều người có thể giúp tâm trạng bạn thoải mái hơn.
Dù xảy ra trong thời điểm nào, sảy thai cũng là nỗi đau không nguôi trong lòng các mẹ
1/ Nguyên nhân sảy thai sớm
Sảy thai sớm thường xảy ra khi phôi thai không đạt được sự phát triển như mong muốn. Thông thường, các vấn đề liên quan đến nhiễm sắc thể là những nguyên nhân phổ biến nhất. Những vấn đề này thường xuất hiện bất ngờ, không lý do, và thường không lặp lại.
Để phát triển “đúng cách”, một em bé cần đúng số lượng nhiễm sắc thể bình thường, 23 từ mẹ và 23 từ ba. Bất thường có thể xảy ra nếu bé có quá nhiều nhiễm sắc thể, không có đủ số lượng nhiễm sắc thể hoặc do có sự thay đổi cấu trúc cảu một nhiễm sắc thể. Đa số những trường hợp này, hành trình mang thai sẽ chấp dứt ngay tại giai đoạn phôi thai. Theo nghiên cứu, có tới hơn 95% các trường hợp bất thường nhiễm sắc thể sẽ kết thúc bằng hiện tượng sảy thai.
Nguy cơ sảy thai do thiếu progesterone
Progesterone tăng cao trong khi mang thai là nguyên nhân dẫn đến những "tác dụng phụ" khó ưa. Tuy nhiên, đừng vội ghét bỏ những hormone thai kỳ này mẹ nhé! Không có chúng, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với nguy cơ sảy thai cao trong những tháng đầu tiên của thai kỳ
2/ Dấu hiệu sảy thai sớm
Chảy máu âm đạo và đau bụng dữ dội là hai dấu hiệu thường gặp trong những trường hợp sảy thai sớm. Tùy từng người khác nhau, mức độ chảy máu cũng sẽ khác nhau. Có thể chỉ là những đốm máu nhỏ hoặc là những cục máu đông, “đến và đi” trong vài tiếng đồng hồ hoặc có thể kéo dài trong vài ngày.
Một vài trường hợp sảy thai sớm sẽ không có bất kỳ dấu hiệu đặc biệt nào, và chỉ có thể nhận biết nhờ siêu âm. Khi siêu âm, bác sĩ sẽ phát hiện túi thai “trống”, do bào thai gặp vấn đề bất thường và không thể phát triển.
3/ Nên làm gì sau khi sảy thai?
Trong hầu hết các trường hợp sảy thai sớm, cơ thể bạn sẽ tự “hoàn tất” quy trình và không cần sự trợ giúp nào khác. Việc chảy máu có thể kéo dài từ 7-10 ngày, và bạn cần nghỉ ngơi thật nhiều trong khoảng thời gian này. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm để chắn chắn rằng “hành trình” của bạn đã kết thúc.
Nguyên tắc dinh dưỡng hậu sảy thai phụ nữ cần biết
Chế độ ăn uống hậu sảy thai cực kỳ quan trọng. Bởi thể chất và tinh thần liệu có hồi phục hay không chủ yếu là nhờ vào nguyên tắc dinh dưỡng này. Nếu vẫn đang băn khoăn bị sảy thai nên ăn gì, kiêng gì, bạn có thể tham khảo ngay những thông tin hữu ích sau!
Nếu việc chảy máu âm đạo không ngừng lại sau 2 tuần, bạn nên đến bệnh việc để được thăm khám ngay. Một phần của bào thai có thể còn sót lại và khiến quy trình không được “hoàn tất”. Tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể giải quyết tình trạng của bạn theo 3 cách sau đây:
– Nếu không có dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ sẽ không can thiệp và sẽ tiếp tục theo dõi trong 1 tuần tiếp theo.
– Bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc để hoàn tất quá trình “đào thải” bào thai ra ngoài. Tuy nhiên, cách điều trị này có thể khiến bạn tiếp tục xuất huyết và cần ở lại bệnh viện để theo dõi.
– Bác sĩ sẽ tiến hành một ca phẫu thuật nhỏ chỉ mất vài phút và khả năng phục hồi nhanh chóng.
>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:
- Ăn nhiều dứa gai có phải bị sảy thai?
- Những thực phẩm gây nguy cơ sảy thai cao
MarryBaby
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.