Sốc phản vệ ở trẻ, tình trạng nguy hiểm mẹ cần cảnh giác cao độ!

shape

11 Th04

Khanh ElisaTh04 11, 2020

Sốc phản vệ ở trẻ, tình trạng nguy hiểm mẹ cần cảnh giác cao độ!

Thời gian để tai biến này xuất hiện tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng. Nếu bệnh xuất hiện càng nhanh thì càng nặng và có thể dễ đến tử vong. Sốc phản vệ có thể xuất hiện rất nhanh hoặc ngay lập tức hoặc trong vòng 30 phút. Vì mức độ nguy hiểm của nó nên bạn cần phải có kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng, cách xử lý và sơ cứu cho trẻ thật nhanh và chính xác.

Sốc phản vệ là gì?

Khách với những loại dị ứng thường gặp ở trẻ, đây là một loại phản ứng dị ứng của cơ thể cực kỳ nghiêm trọng. Nó có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ. Nó xuất hiện khi bé tiếp xúc với một tác nhân gây dị ứng. Ví dụ như sau khi bé ăn một món ăn mới, thử một loại thuốc mới hay bị côn trùng đốt.

Khi bị dị ứng, bé có thể bị sốc, tụt huyết áp đột ngột và cảm thấy khó thở. Những triệu chứng sốc phản vệ là: da phát ban, buồn nôn, trẻ bị nôn, ngạt thở hay mạch nhanh và yếu. Những triệu chứng này có thể xuất hiện tức thì vài giây hoặc vài phút sau khi tiếp xúc với nguồn gây dị ứng

Sốc phản vệ ở trẻ, tình trạng nguy hiểm mẹ cần cảnh giác cao độ!

Vết ong đốt có thể gây nên sốc phản vệ

Những nguyên nhân sốc phản vệ

Thuốc chính là nguyên nhân hàng đầu gây sốc phản vệ ở bé. Các loại thuốc, đặc biệt là penicillin được đưa vào cơ thể qua đường tiêm tĩnh mạch, tiêm dưới da, uống, nhỏ mắt, xông… đều có thể gây nên tình trạng này.

Trong đó, dường tiêm tĩnh mạch là nguy hiểm nhất và có khả năng tử vong cao nhất. Tất cả các loại thuốc, đặc biệt là kháng sinh họ β lactam, đều có thể gây nên sốc phản vệ ở bệnh nhân.

Ngoài ra, nguyên nhân có thể còn do trẻ bị dị ứng với những loại thực phẩm có nguồn gốc động – thực vật như: cá thu, tôm, ốc, trứng, sữa, đậu phộng, đậu nành và các chất phụ gia.

Sốc phản vệ ở trẻ, tình trạng nguy hiểm mẹ cần cảnh giác cao độ!

Một số bé bị dị ứng với các loại thuốc kháng sinh

Một số loại côn trùng như ong, rết, nhện đốt hay động vật như rắn cắn thì cũng có thể gây nên sốt phản vệ. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể bắt nguồn từ phấn hoa hay nhựa cây.

Làm gì khi trẻ bị sốc phản vệ?

Nếu bé hay một người thân nào đó bị sốc phản vệ, mẹ cần liên lạc với trung tâm ý tế ngay lập tức. Trong thời gian đợi bác sĩ cấp cứu, chị em nên thực hiện những biện pháp sơ cứu sau:

  • Cho bé nằm tư thế chân cao hơn đầu để giúp lưu thông máu dễ dàng hơn.
  • Nới lỏng quần áo, đồng thời đắp chân cho trẻ.
  • Nếu con bị ngạt thì bạn kết hợp hai biện pháp là ép hơi lồng ngực hay thổi ngạt.
  • Nói chuyện để giúp bé giữ nhịp thở, tỉnh táo và không rơi vào trạng thái hôn mê.
  • Kiểm tra nguyên nhân gây nên sốc phản vệ.

Sốc phản vệ ở trẻ, tình trạng nguy hiểm mẹ cần cảnh giác cao độ!

Chăm sóc bé: Sơ cấp cứu căn bản mẹ cần biết
Trẻ nhỏ hiếu động, thích táy máy, tìm tòi, khám phá xung quanh. Chỉ một chút lơ là của người lớn, bé rất dễ gặp tai nạn do bản tính trên. Nếu mẹ không trang bị sẵn những kỹ năng sơ cứu cơ bản, hệ quả không cấp cứu kịp thời cho bé là rất khôn lường.

Sau khi sơ cứu, trẻ cần được đưa đến trung tâm y tế gần nhất nơi có những y bác sĩ có chuyên môn và thiết bị cấp cứu hiện đại.

Andrenaline hoặc Epinephrine thường được sử dụng để cấp cứu bệnh nhân bị sốc phản vệ. Thuốc được đưa vào cơ thể thông qua một ống tiêm tự động chứa kim cung cấp vừa đủ liều lượng andrenaline cần thiết.

Vùng được tiêm andrenaline thường là bắp đùi bên ngoài. Sau khi được tiêm andrenaline vào người thì triệu chứng của bé sẽ được cải thiện nhanh chóng và đáng kể.

Cách ngăn ngừa sốc phản vệ

Tình trạng này có thể xuất hiện một cách nhanh chóng nhưng đôi khi lại trễ hơn vài giờ. Tuy nhiên, triệu chứng có thể ập đến trong 1 – 2 phút và nhanh chóng chuyển sang trạng thái nguy kịch.

Sốc phản vệ ở trẻ, tình trạng nguy hiểm mẹ cần cảnh giác cao độ!

Mẹ nên theo dõi kỹ bé để kịp thời đưa đến bệnh viện khi trẻ sốc phản vệ

Vì vậy, phòng bệnh hơn chữa bệnh, bạn cần lưu ý những điều sau trong quá trình nuôi dạy con để giúp ngăn ngừa sốc phản vệ:

  • Cần hết sức chú ý khi cho trẻ tiêm thuốc. Trong khi tiêm nếu bé có những biểu hiện như bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi thì bạn nên bảo bác sĩ ngừng tiêm ngay lập tức.
  • Sốc phản vệ xảy ra nhanh hay chậm phục thuộc vào cơ địa của từng người. Vì vậy, nên ở lại phòng khám trong vòng 15 –  30 phút.
  • Nếu trẻ có tiền sử bị dị ứng thì nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Ngoài ra, cũng đừng quên mang theo các loại thuốc giải dị ứng.
  • Đối với những bé có cơ địa dị ứng, khi ăn thực phẩm lạ thì trước hết nên thử một lượng nhỏ trước. Nếu trong vòng 24 giờ mà không có hiện tượng thất thường thì mới sử dụng lại.

Sốc phản vệ là hiện tượng vô cùng nguy hiểm không chỉ ở trẻ mà còn ở người lớn. Mẹ cần chủ động tìm hiểu  và tự trang bị những kiến thức, kỹ năng sơ cứu cần thiết để bảo vệ cho mình và người thân.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc