Sữa mẹ về quá nhiều: Nên mừng hay nên lo?
Những mẹ có quá nhiều sữa sẽ thường có cảm giác căng tức, châm chích và dễ bị viêm vú. Thỉnh thoảng mẹ sẽ chịu những cơn đau dữ dội vì những đợt sữa về quá mạnh. Những bé có mẹ sữa về nhiều cũng không mấy “vui vẻ”. Bé thường có những triệu chứng như khó chịu, trốn bú mẹ, khóc quấy, sặc, phun sữa ra ngoài và nấc cụt. Cách các mẹ bóp mạnh tay đề sữa xuống cho con bú đã vô tình làm bé bị ngộp, sặc sữa như thể bé phải chiến đấu với cơn “say sữa” khi mà các tia sữa bắn quá nhanh và mạnh vào miệng bé.
Đôi khi, việc sữa về quá nhiều cũng mang lại không ít “phiền toái” cho mẹ
1/ Tác hại khi sữa mẹ về quá nhiều
Trong mỗi lần cho con bú, người mẹ sẽ cho ra khoảng 15ml sữa đầu và 60ml sữa cuối. Sữa đầu được tạo ra lúc bắt đầu cho bé bú, có vị trong, ngọt, và hàm lượng lactose cao nhưng ít béo. Ngược lại, sữa cuối được tạo ra khi sữa về, di chuyển qua các tuyến sữa rồi thu thập chất béo trên đường đi, có chứa hàm lượng calo cao và sữa đục hơn. Như vậy, thông thường lượng sữa bé bú được mỗi lần khoảng 150 ml ở cả 2 bầu vú.
Riêng với những mẹ có nhiều sữa, họ sẽ sản xuất được 30ml sữa đầu và 90ml sữa cuối. Như vậy, bé cưng sẽ bú được khoảng 120ml mỗi bên và khi chuyển sang bên kia, bé đã khá no và chỉ có thể bú thêm được 30ml sữa đầu. Điều này sẽ làm cho lượng sữa đầu bé bú vào gấp đôi bình thường, và lượng lactose gấp đôi trong ruột sẽ cao làm cho bé bị ngộp, nôn trớ sữa để giải phóng bớt lactose khỏi bụng. Ngoài ra, do bé hấp thụ không đủ lượng chất béo có trong sữa cuối, dẫn đến bé sẽ mau đói và nhanh chóng đòi bú tiếp.
2/ Giải pháp cho mẹ khi sữa về quá nhiều
– Để cho bé bú một bên cho đến khi nào bé muốn nhả vú ra. Nếu bé bú ít hơn 15-20 phút một bên, và chưa đến 1-2 tiếng sau, bé lại đòi bú tiếp thì cho bé bú tiếp vú bé vừa mới bú xong ít nhất là 15-20 phút nữa.
– Không cho bé bú tiếp bên kia nếu bé bú trong vòng 15 phút hoặc hơn mà chưa có nhu cầu bú tiếp bên kia. Vì lúc này, có thể bé đã nạp đủ lượng sữa mình cần chỉ với một bên vú. Nhiều bé, nhất là bé sơ sinh sẽ bú tiếp vú bên kia nếu mẹ nhiệt tình “mời”. Bé bú tiếp không phải vì đói mà đơn giản là vì bé thích ngậm vú mẹ. Nếu lúc này vú bên kia căng tức trước khi cho bé bú tiếp, các mẹ có thể ”xả” một ít sữa ra ngoài để giảm bớt cảm giác khó chịu lúc này chứ không nên xả hết bầu sữa.
Cho con bú cũng cần "chiến thuật"
Các chuyên gia vẫn khuyên mẹ nên cho con bú ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Đây là cách đơn giản và hiệu quả nhất để tạo nền tảng an toàn cho con yêu. Tuy nhiên, đối với những người lần đầu làm mẹ, việc cho con bú có thể gặp ít nhiều khó khăn. Đừng quá nghiêm trọng, MarryBaby sẽ mách mẹ vài điều...
– Đặt bé nghiêng người, giữ bé sao cho mặt bé đối diện với vú mẹ và cho bé nằm dài trên chân mẹ cùng đầu bé ngẩng cao hơn núm vú. Mẹ cũng có thể cho bé nằm dài trên ngực rồi cho bé bú. Nhờ có trọng lực Trái Đất giúp bé có thể kiểm soát được tốc độ và lượng sữa bé bú vào dễ dàng hơn.
Nếu bé quá nhỏ, mẹ có thể bế bé như ôm một trái banh. Mặt đối diện với ngực và hai chân ở bên cạnh người mẹ, nhưng nhớ để đầu bé cao hơn phần thân. Mẹ nên sử dụng thêm khăn hay tã vải lót hứng sữa chảy ra ngoài do quá trình bé bú sẽ có lúc sữa về nhiều quá chảy tràn ra miệng bé.
– Vắt bớt khi sữa về nhiều: Giai đoạn đầu sữa sẽ về với tốc độ nhanh và mạnh rồi chậm dần nên mẹ có thể vắt bớt sữa này ra một chiếc khăn, sau đó mới cho bé bú khi mà dòng sữa chảy đã đều đặn và “ngoan hiền” hơn. Mẹ cũng có thể vắt sữa đầu vào một cái ly nhỏ đem cất trước khi cho bé bú. Lượng sữa dự trữ này có thể cho vào bình để bé bú hoặc khuấy bột cho bé ăn tiếp sau. Nếu bé bị sặc hay ngạt trong quá trình bú, ngưng cho bé bú, vắt bớt sữa ra rồi đặt bé nằm xuống để giúp bé trấn tĩnh lại.
– Giúp cho bé ợ hơi: Những bé nấc cụt hay ngạt khi sữa mẹ về nhiều sẽ thường nuốt không khí vào bụng. Vì vậy, mẹ nên tìm cách giúp cho bé ợ hơi, nhất là khi bé vẫn tiếp tục nấc cụt trong lúc bú. Đừng qua ngạc nhiên hay hoảng lên khi thấy bé nôn trớ nhiều, đặc biệt là khi sữa về chưa ổn định. Điều đáng nói là phần lớn những bé nôn trớ khi sữa về ào ạt lại thường tăng cân tốt. Nôn trớ là cách giúp các bé này dọn dẹp ruột mình gọn nhẹ hơn rồi bú được nhiều hơn. Tuy nhiên, việc bé nôn trớ quá nhiều sau mỗi lần bú có thể là dấu hiệu cho thấy bé không được khỏe, và mẹ nên đưa con đến bác sĩ ngay.
– Tránh hút hay vắt sữa khi không thực sự cần thiết: Chỉ khi cảm thấy ngực căng tức mẹ mới nên bơm hay vắt sữa để giải phóng bớt. Bởi vì khi làm cho vú của mình “trống rỗng”, mẹ có thể sẽ thấy dễ chịu hơn, nhưng mẹ cũng “vô tình” báo hiệu cho cơ thể cần phải sản xuất thêm sữa mới.
Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu?
“Sức bền” của sữa mẹ có thể khiến bạn bất ngờ đấy. Tuy nhiên bạn đã biết sữa mẹ vắt ra để được bao lâu? Cùng kiểm tra xem bạn đã nắm vững các nguyên tắc khi bảo quản và dự trữ nguồn dinh dưỡng quý giá này cho bé yêu của mình chưa nhé!
– Uống một gói trà sâm trước khi ngủ: Sâm là thảo dược có chứa thành phân tự nhiên của nội tiết tố estrogen, có khả năng giảm tiết sữa. Mẹ nên ngưng sử dụng nó khi thấy sữa bắt đầu về ít dần.
– Cho bé ngậm núm vú giả: Bé ngậm vú mẹ càng nhiều thì sữa sẽ tiết ra càng nhiều. Do đó, nếu bé rất thích ngậm ty mẹ, mẹ có thể thử tập cho bé dùng núm vú giả. Nếu bé chịu ngậm vú giả, sau khoảng 1 tuần, mẹ sẽ thấy lượng sữa tiết ra giảm đáng kể vì nó đã tự điều chỉnh giảm theo nhu cầu của bé.
– Đối phó với bé nghiện vú mẹ: Cho bé bú một bên trong suốt “cử” 2 tiếng thay vì chuyển qua chuyển lại 2 bên vú sau vài phút, 5 phút vú này rồi 5 phút vú kia. Vì làm như vậy sẽ làm cho bé bú nhiều sữa đầu giàu lactose hơn nên dễ khiến cho đường ruột bé khó chịu.
Thông thường, vấn đề sữa về quá nhiều sẽ dần được khắc phụ khi bé lớn cũng như kiểm soát dòng sữa tốt hơn. Khi bé lớn, nguồn thức ăn của bé sẽ phong phú hơn nên nhu cầu sữa mẹ cũng sẽ giảm xuống và nhớ đó cơ thể của mẹ cũng điều chỉnh lại năng suất cho phù hơp để không quá dư thừa. Như những vấn đế liên quan đến việc nuôi con bằng sữa mẹ, vấn đề này rồi cũng ổn.
MarryBaby
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.