Sưởi ấm trong mùa Đông đừng quên đề phòng trẻ bị bỏng các mẹ ơi!

shape

13 Th04

Cha Mẹ TốtTh04 13, 2020

Sưởi ấm trong mùa Đông đừng quên đề phòng trẻ bị bỏng các mẹ ơi!

Đợt lạnh năm nào Viện bỏng Quốc gia cũng tiếp nhận nhiều bệnh nhi bị bỏng vì sự bất cẩn của người lớn trong lúc sưởi ấm, đặc biệt là trường hợp trẻ em ở các vùng nông thôn bị bỏng vì cha mẹ dùng củi, than sưởi ấm cho con.

Tai nạn bỏng ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Bỏng là một trong những tai nạn rất nguy hiểm với trẻ nhỏ. Bỏng nặng sẽ phải chữa trị lâu dài, tốn kém, thậm chí có thể gây tử vong, để lại nhiều di chứng như sẹo, co kéo cơ hoặc da.

Bác sĩ Xuân Hương cho biết da trẻ em dưới 6 tuổi mỏng bằng 2,5 lần so với người lớn. Da trẻ em mỏng, trọng lượng cơ thể 80- 90% là nước nên hầu hết vết bỏng bị hoại tử ướt, dễ nhiễm trùng.

Với nhiệt độ 60 độ C và thời gian tác động trên da 30 giây có thể gây bỏng sâu. Vì thế chuyện đề phòng trẻ bị bỏng cần phải được các bậc phụ huynh đặt làm ưu tiên hàng đầu!

Sưởi ấm trong mùa Đông đừng quên đề phòng trẻ bị bỏng các mẹ ơi!

Trẻ nhỏ rất dễ bị bỏng như sự bất cẩn và vô ý từ người lớn

Những trường hợp cần đề phòng trẻ bị bỏng

Theo Đại tá, PGS.TS Hồ Thị Xuân Hương, Phó chủ nhiệm Khoa Bỏng trẻ em, Viện Bỏng Quốc gia, có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị bỏng nhưng phần lớn đều do sự bất cẩn của người lớn trong quá trình chăm sóc con.

Dùng than sưởi ấm cho con

Theo lời kể của bác sĩ Xuân Hương, có một trường hợp hết sức đau lòng là gia đình có 6 cô con gái, cố gắng lắm mới có thêm một cậu con trai. Để giữ ấm, bố ôm con ngủ trên võng, đặt chậu than hoa ở dưới để sưởi ấm.

Bố ngủ say, buông tay con lúc nào không hay khiến cậu bé 4 tháng tuổi bị rơi xuống chậu than đỏ rực. Cậu bé bị bỏng nặng và phải điều trị trong một thời gian dài.

Bác sĩ Xuân Hương cho biết đốt than củi sưởi ấm rất nguy hiểm. Vì trẻ có thể ngã vào đống lửa, hoặc gây tình trạng than nóng lâu, bén vào giường gỗ, đệm, chăn (đều là những vật dụng dễ cháy) gây bỏng cho người nằm trên giường (chủ yếu là trẻ con, không chủ động được để chạy khỏi đám cháy).

Sưởi ấm trong mùa Đông đừng quên đề phòng trẻ bị bỏng các mẹ ơi!

Bé có thể bị bỏng nặng do thói quen đốt than sưởi ấm trong mùa Đông (Ảnh minh họa)

Người lớn quên tắt xe máy

Đây là tai nạn cũng thường hay xảy ra đối với trẻ nhỏ mà nguyên nhân từ chính sự vô ý của cha mẹ. Với những ai hay đi xe ga, thường có thói quen dựng xe quên tắt máy là mối nguy hiểm thường trực đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Bác sĩ Xuân Hương kể tới trường hợp cháu bé vặn tay ga khiến xe lao bất ngờ về phía chảo dầu mỡ đang sôi. Cả chảo mỡ đổ ra, bén lửa khiến cháu bé vừa bị bỏng lửa vừa bị bỏng dầu.

Bệnh nhi bị bỏng độ 4,5 ở diện rộng và sâu. Thậm chí, vài ngón chân của cháu bé đã bị rụng. Sau khi tích cực điều trị, cháu được ra viện nhưng bị co kéo, biến dạng toàn bộ chân.

Đây cũng là bài học cảnh tỉnh đề phòng trẻ bị bỏng cho các ông bố bà mẹ khi cho trẻ con ngồi ở phía trước khi đi xe máy. Bởi nếu quên không tắt máy và rút chìa khoá, tính hiếu động của trẻ có thể sẽ gây ra những hậu quả khó lường.

Sưởi ấm trong mùa Đông đừng quên đề phòng trẻ bị bỏng các mẹ ơi!

Dùng xe tập đi cho bé: Cẩn thận nguy cơ tai nạn!
Nghe có vẻ khó tin, nhưng những chiếc xe tập đi cho bé lại nằm trong top những vật dụng được đánh giá là gây nguy hiểm. Nếu bố mẹ đang sử dụng hoặc có ý định sắm chiếc xe này cho bé, đừng quên tham khảo những lưu ý an toàn dưới đây

Con ngồi xe tập đi lao vào bếp lửa

Bác sĩ Xuân Hương nói về trường hợp cháu vé 9 tháng tuổi ở Lạng Sơn nhập viện trong tình trạng bỏng nặng, khuôn mặt sạm, biến dạng.

Cháu bé bị bỏng 15%, trong đó 12% độ sâu 3-4 ở đầu, mặt, cổ, thân chi. Phần mặt của bé bị ngã vào bếp nên tình trạng vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến mắt và đường hô hấp. Do vết bỏng sâu, thời gian tới bé sẽ trải qua nhiều đợt phẫu thuật, điều trị lâu dài.

Theo lời kể của cha bệnh nhân, bà nội đặt nồi cơm lên bếp củi nấu rồi chạy ra ngoài đóng cửa chuồng gà. Mất điện bất ngờ, cháu bé đang ngồi ở chiếc xe tập đi thấy chỗ bếp sáng liền lao xe vào.

Ông nội thấy cháu bị ngã vào bếp lửa nhưng không thể ra cứu vì bị gẫy hai tay và chân không đi lại được, chỉ nằm hô người cứu. Bà nội ở bên ngoài vì nặng tai nên không nghe thấy.

Khi con gái lớn 4 tuổi của anh chạy ra gọi, bà nội chạy vào mới đưa được bé ra khỏi bếp thì cháu đã bỏng nặng. Bác sĩ Xuân Hương cho biết đây là tình huống thường gặp.

Có những cháu bị bỏng nặng tới mức lộ xương sọ não, co kéo hai bên mắt, mũi bị tổn khuyết, tai bỏng sâu mất sụn, dẫn tới bị viêm…

Sưởi ấm trong mùa Đông đừng quên đề phòng trẻ bị bỏng các mẹ ơi!

Bếp lửa là nơi dễ gây ra tai nạn bỏng cho trẻ

Cách sơ cứu khi trẻ bị bỏng

Bên cạnh đề phòng trẻ bị bỏng, người lớn cần học cách sơ cứu khi trẻ bị bỏng.Việc đầu tiên và quan trọng nhất là chặn đứng tác hại của nhiệt. Ngay cả khi da không còn tiếp xúc với tác nhân gây bỏng, nhiệt tích tụ ở vết bỏng vẫn tiếp tục gây tổn thương sâu hơn.

Làm nguội vết thương bằng nước mát sạch giúp giảm nhiệt, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm và giảm độ sâu của vết thương. Cắt bỏ toàn bộ phần áo quần che phủ vết bỏng, rồi lại dội thêm nước mát lên vết thương.

Chú ý không cởi bỏ quần áo để tránh gây lột da vùng bỏng. Cũng không lộn áo qua đầu trẻ vì bạn có thể làm bé bị bỏng ở mặt.- Tốt nhất là ngâm ngay phần bị bỏng của cơ thể vào nước mát sạch.

Sưởi ấm trong mùa Đông đừng quên đề phòng trẻ bị bỏng các mẹ ơi!

Bố mẹ cần biết sơ cứu đúng cách để hạn chế tối đa tổn thương do bị bỏng

Nếu không, bạn có thể dội nước mát sạch lên đó vài lần, hoặc cho nước vòi chảy lên. Không dùng nước đá lạnh để làm mát vì có thể gây tổn thương da.

Tiếp tục biện pháp làm mát vết bỏng bằng nước sạch trong vòng ít nhất 20 phút. Bạn cũng có thể dùng khăn thấm nước mát đắp lên vết thương, liên tục thay khăn vài phút một lần. Cố gắng thực hiện các biện pháp này kể cả nếu bé khóc lóc, chống đối.

Không bôi kem đánh răng, lòng trắng trứng… lên vết bỏng để tránh làm gia tăng tổn thương.

Trấn an và cho bé dùng thuốc giảm đau (paracetamol) nếu cần.

Nhanh chóng làm mát vết bỏng bằng nước mát sạch trong vòng 20 phút là biện pháp quan trọng số một giúp giảm thiểu mức độ tổn thương.

Cách chăm sóc vết bỏng

Tùy theo cấp độ mà phụ huynh cần có cách chăm sóc vết bỏng khác nhau.

Bỏng độ 1

Lô hội (aloe vera) là vũ khí rất tốt trong điều trị bỏng nhẹ. Bôi gel lô hội (loại hàm lượng 100%) lên vết bỏng vài lần mỗi ngày. Hoặc lấy lá lô hội cắt từng đoạn rồi xẻ mỏng, áp vào da để nhựa cây tiếp xúc với chỗ bỏng.

Bỏng độ 2

Việc điều trị phức tạp hơn. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Sau đây là một số gợi ý:

Thực hiện 2 lần mỗi ngày: 

Tráng vết bỏng bằng nước muối sinh lý. Việc này giúp tẩy rửa vi trùng và phần da chết khỏi bề mặt vết thương.

Hong khô vết bỏng:

Bôi kem silver sulfadiazine 1% (Silvirin, Silvadene) lên vết bỏng. Loại kem kháng khuẩn này tỏ ra rất hiệu quả trong làm lành vết thương, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.

Cần bôi kem bằng dụng cụ vô trùng. Lấy que đè lưỡi vô trùng mua ở hiệu thuốc để bôi một lớp dày kem lên vết bỏng. Cần dùng rất nhiều kem.

Trong lần thay băng sau đó, nếu thấy toàn bộ kem bôi lần trước đã thấm vào băng, không còn đọng lại trên bề mặt vết bỏng thì nên hiểu là bạn dùng thuốc chưa đủ.

Băng vết bỏng bằng gạc vô trùng

Một nhược điểm của băng gạc thông thường là cho phép tổ chức hạt mới hình thành tại vết thương mọc xuyên qua khe hở của gạc, gây bám dính. Vì vậy, việc thay băng nhiều khi trở nên khó khăn và rất đau đớn đối với trẻ.

Cố gắng tháo bỏ băng gạc có thể gây tổn thương da, khiến vết thương lâu lành. Băng tulle gras giúp khắc phục tình trạng này. Đây là một loại băng làm từ vật liệu đặc biệt, được tẩm thuốc, không bám dính vào bề mặt vết thương. Nó giúp duy trì độ ẩm, đẩy nhanh quá trình lành vết thương và giúp việc thay băng trở nên dễ dàng, không đau đớn.

Sưởi ấm trong mùa Đông đừng quên đề phòng trẻ bị bỏng các mẹ ơi!

Khi bỏng nặng, trẻ cần được băng bó cẩn thận bằng gạc vô trùng

Hãy đặt một tấm băng tulle gras lên lớp kem, trước khi đắp băng gạc vải. Nếu vết thương tiết dịch nhiều, có thể lót thêm một lớp bông trên lớp gạc vải.

Sau đó dùng băng chun băng vùng bị tổn thương. Tính từ trong ra ngoài, cần băng theo thứ tự: kem kháng khuẩn, gạc tull gras, gạc vô trùng, bông và cuối cùng là băng chun.

Kéo căng da để phòng ngừa vết bỏng co rút và hạn chế vận động sau này. Thông thường, khi da bị bỏng, phần da lành xung quanh bắt đầu co cụm lại, o ép vùng da bị bỏng.

Nếu vết bỏng nằm ở phần cơ thể thường bị co giãn nhiều (ví dụ da lòng bàn tay và ngón tay), nguy cơ co rút sẽ lớn. Hãy thực hiện các bài tập kéo căng vùng da xung quanh vết bỏng khoảng 10 lần mỗi ngày, mỗi lần một phút.

Điều này giúp ngăn ngừa sự co rút vết bỏng gây khó khăn cho vận động sau này.

Khi phần da bị bỏng bong ra, có thể nhìn thấy một lớp da mới màu đỏ nằm ở dưới. Lớp da này sẽ dần chuyển sang màu hồng. Khi này bạn có thể ngừng bôi thuốc và không phải băng vết thương nữa.

Bỏng độ 3

Nhất thiết phải đi khám bác sĩ, không tự điều trị tại nhà.

Sưởi ấm trong mùa Đông đừng quên đề phòng trẻ bị bỏng các mẹ ơi!

Trẻ gặp tai nạn: Mối nguy đến từ vật dụng giản đơn
Đang bận rộn phải đi ra ngoài, mẹ vơ vội một món đồ cho con chơi để bé ngồi yên một chỗ. Rất nhiều mẹ đã, đang áp dụng chiêu này. Tuy nhiên, không phải món đồ chơi nào cũng an toàn và phù hợp cho con đâu mẹ nhé!

Sưởi ấm cho trẻ trong những ngày giá rét là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý đề phòng trẻ bị bỏng, phải sưởi ấm cho trẻ đúng cách.

Bởi nếu không rất dễ khiến trẻ gặp nạn, thậm chí tử vong vì bỏng. Đặc biệt bố mẹ cần tìm hiểu các phương pháp sơ cứu chăm sóc nếu chẳng mai bé gặp tai nạn bỏng.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc