Tâm lý trẻ nhỏ: Tại sao bé sợ hãi?

shape

30 Th09

Khanh ElisaTh09 30, 2019

Tâm lý trẻ nhỏ: Tại sao bé sợ hãi?

Việc bé la khóc mỗi khi bạn rời khỏi phòng dù chỉ trong một phút, sợ sệt người lạ, hoặc bị giật mình bởi tiếng ồn lớn khiến bạn lo lắng. Thật ra, đây lại là dấu hiệu cho thấy tâm lý trẻ nhỏ đang phát triển đúng hướng. Sự lo lắng phải xa cách bố mẹ là bình thường và là một phần trong quá trình phát triển về nhận thức và tình cảm của một đứa trẻ.

Nhìn từ quan điểm của bé, thế giới bên ngoài thật rộng lớn, mới lạ và cũng thật đáng sợ. Mỗi bước đi chập chững của bé hướng tới sự độc lập cũng như đi kèm với nỗi lo sợ về những gì bé sắp gặp phải. Khi dần nhận thức nhiều hơn về thế giới xung quanh, bé sẽ phát hiện ra rằng có những thứ có thể sẽ không như ý bé: Chú mèo con hiền lành có thể đột nhiên cào bé trầy da, bạn hàng xóm giành mất đồ chơi của bé và cha mẹ đôi khi biến mất hàng giờ liền.

Khi suy nghĩ và tâm lý trẻ nhỏ trở nên phức tạp hơn, bé còn có thể tưởng tượng ra vô số kịch bản đáng sợ liên quan đến những đồ vật trong nhà. Bỗng nhiên bé thấy sợ tiếng máy hút bụi hay tiếng máy giặt hoạt động, chưa kể đến những con quái vật tưởng tượng dưới gầm giường hoặc trong kẹt tủ.

Tâm lý trẻ nhỏ: Tại sao bé sợ hãi?

Con bạn đột nhiên sợ những thứ trước đây vẫn là bình thường với bé? Thật ra, đó là một bước phát triển bình thường trong tâm lý trẻ nhỏ.

Bên cạnh đó, khi thích nghi hơn với môi trường xung quanh, tâm lý trẻ nhỏ nảy sinh phản ứng với những áp lực mà vài tháng trước bé hầu như không nhận ra. Kết quả là bé nảy sinh tâm lý không muốn ở một mình và không muốn rời xa ba mẹ dù chỉ giây lát.

Người lớn có thể lo lắng vì nhiều vấn đề khác nhau và trẻ nhỏ cũng thế. Khi đã phân biệt được những khuôn mặt quen và lạ, bé sẽ bắt đầu biết sợ người lạ cũng như bất kỳ đối tượng không thân quen nào khác. Tâm lý sợ xa bố mẹ thường xuất hiện từ tháng thứ 10 trở đi ở hầu hết các trẻ nhỏ.

Ngoài ra, bé con của bạn cũng có thể trở nên sợ hãi một đối tượng đặc biệt, chẳng hạn như côn trùng hoặc nước. Nếu bé đột nhiên sợ hãi con chó nhà hàng xóm trong khi trước đây vẫn bình thường với nó, sợ hãi có thể phát sinh từ một sự cố thực tế nào đó. Ví dụ như bé đã từng đụng phải một con chó đang gầm gừ giận dữ và hình ảnh này được lưu lại trong não bé một thời gian dài và gây ra những phản ứng sợ hãi như bạn đã thấy.

Không chỉ xuất phát từ trí tưởng tượng của bé, những nỗi sợ hãi còn có thể là do những nhân vật phản diện trong các câu chuyện cổ tích mà bé được nghe kể, ví dụ như con sói xấu xa trong chuyện “Ba chú heo con”.

Tất cả những lo lắng này là hoàn toàn bình thường đối với sự phát triển trong tâm lý trẻ nhỏ. Đa số các trường hợp sẽ biến mất khi bé lớn hơn và bắt đầu có thể kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc