Tắm mướp đắng cho trẻ sơ sinh: Mẹ cần cẩn thận
Vào hè, thời tiết ngày càng oi bức. Thêm một vài cơn mưa trái mùa khiến độ ẩm tăng nhưng không khí vẫn nóng tạo thành oi nồng. Thời tiết này dễ khiến trẻ bị rôm sảy và các bệnh về da. Những bài thuốc dân gian dùng cây cỏ quanh nhà để chữa rôm sảy cho bé cũng được nhiều bà mẹ tìm hiểu. Trong đó, tắm mướp đắng cho trẻ sơ sinh là cách được nhiều mẹ truyền miệng là có công dụng sát khuẩn và giảm ngứa tốt. Tuy nhiên, mẹ cần sử dụng đúng cách để không vô tình gây hại cho da của trẻ, nhất là trẻ sơ sinh.
Tắm mướp đắng cho trẻ sơ sinh có hiệu quả không?
Mướp đắng còn có tên gọi khác là khổ qua, cẩm lệ chi, lương qua, mướp mủ, chua hoa. Từ xa xưa, mướp đắng đã là một vị thuốc được ưa chuộng. Quả tươi, khô, hạt và lá đều có thể làm thuốc khánh sinh tự nhiên. Trong Đông Y, mướp đắng có vị đắng, lạnh đi vào tỳ vị, tâm can có tác dụng giải nhiệt, thường dùng cho các trường hợp nhiệt bệnh sốt nóng, nổi mụn nhọt, mất nước.
Mướp đắng tươi có thành phần kháng thể chống lại virus, ngăn chặn sự lây lan vi khuẩn trong các tế bào da đồng thời kiểm soát, khống chế bệnh về da rất hiệu quả. Chính vì vậy, ông bà, cha mẹ dùng cách tắm mướp đắng cho trẻ sơ sinh để giúp bé mát mẻ, kháng khuẩn, sạch da nên từ đó sẽ không bị rôm sảy.
Theo kinh nghiệm của nhiều mẹ, khi tắm mướp đắng cho trẻ sơ sinh có thể dùng quả mướp đắng lớn hoặc dùng quả và dây mướp đắng rừng, nhưng mướp đắng rừng sẽ hiệu quả hơn.
Quả khổ qua rừng có kích thước nhỏ, gai thưa hơn khổ qua thông thường. Hiện nay, nhiều người cũng trồng giống khổ qua này
Cách nấu nước khổ qua tắm bé
Khi mua khổ qua tắm bé, mẹ nên chọn những quả tươi, có màu xanh đậm và non. Rửa sạch, ngâm vào nước muối 15 phút rồi thái nhỏ. Có 3 cách tắm bé bằng khổ qua mà các mẹ thường dùng như sau:
- Dùng 2 trái khổ qua và 1 nắm lý kinh giới, xay nhuyễn lọc lấy nước rồi pha với nước ấm để tắm cho bé. Nếu không mua được lá kinh giới, mẹ chỉ cần nấu riêng khổ qua cũng có thể tắm bé.
- Dùng 2 trái khổ qua cắt nhỏ nấu với nước rồi lọc nước này pha ấm để tắm cho bé.
- Nếu là khổ qua rừng, mẹ dùng cả quả, thân và lá cây để nấu nước tắm bé.
Khi tắm cho trẻ sơ sinh bằng nước khổ qua, cha mẹ cũng tắm từng bước như với nước trắng. Lau mặt, mắt mũi miệng cho bé trước rồi tắm toàn thân. Những chỗ rôm sảy nhiều mẹ có thể dùng khăn sữa để kì cọ nhẹ nhàng cho bé.
Sau khi tắm bằng nước khổ qua, mẹ nên tráng lại người bé bằng nước ấm sạch để tránh bọt đọng trên da bé gây ngứa, viêm da.
Những lầm tưởng về sản phẩm chăm sóc bé
Các ông bố, bà mẹ thường choáng ngợp trước hàng triệu sản phẩm chăm sóc bé, từ mỹ phẩm đến ghế ăn, tã giấy… Những lầm tưởng phổ biến dưới đây thậm chí còn khiến bạn càng khó đưa ra được quyết định chính xác
Lưu ý khi tắm mướp đắng cho trẻ sơ sinh
1. Luôn rửa sạch quả và lá trước khi nấu: Dù là khổ qua rừng hay mua từ chợ, trồng trong vườn nhà, khi mang về mẹ cũng cần rửa sạch và ngâm qua nước muối 15 phút. Một số trái thể có thuốc trừ sâu hoặc các loại lông tơ gây ngứa da cho trẻ nếu mẹ không rửa kĩ.
2. Để tắm sạch, vẫn nên dùng sữa tắm: Theo kinh nghiệm của một số mẹ, nước khổ qua chỉ có tác dụng làm mát hoặc sát trùng da cho trẻ nên không tắm được hết chất nhờn, mồ hôi và bụi bẩn có trên da, nhất là trẻ sơ sinh. Vì vậy, bố mẹ có thể tắm sơ cho bé bằng sữa tắm cho trẻ sơ sinh rồi mới tắm bằng nước khổ qua. Sau đó, mẹ nên dội lại thân bé bằng nước ấm để rửa trôi lượng bọt của lá có thể đọng trên da, gây nhiễm khuẩn.
3. Không tắm mướp đắng cho trẻ sơ sinh khi bị rôm sâu: Nếu bé bị rôm sảy nặng gây ngứa, sưng tấy và gãi trầy xước da thì không nên tắm bé bằng nước khổ qua. Nước khổ qua dù đã nấu sôi cũng có thể khiến da bé dễ bị viêm nhiễm làm tình trạng nhiễm trùng tăng lên, có khi tạo thành mủ và viêm da nặng. Với những vùng da bị trầy xước, cha mẹ chỉ nên tắm cho bé bằng nước trắng, mặc đồ thoáng mát và dùng thuốc bôi, thuốc tắm theo hướng dẫn của bác sĩ.
4. Chỉ dùng nước mướp đắng pha loãng: Không nấu nước tắm hoặc pha nước khổ qua quá đặc để tắm bé. Cũng không nên muốn con nhanh hết rôm sảy mà tắm khổ qua nhiều lần trong ngày. Da trẻ sơ sinh rất mỏng và nhạy cảm, nếu tắm nước quá đặc hoặc tắm quá nhiều có thể khiến da bé kích ứng, đỏ và phồng rộp.
4 lưu ý đặc biệt về thời gian tắm cho trẻ sơ sinh
Mẹ đã biết rằng trẻ sơ sinh không cần tắm mỗi ngày? Vậy, bao lâu thì cần tắm cho bé và mỗi lần tắm nên kéo dài bao lâu? Tắm cho bé vào lúc nào trong ngày? Ghi chú nhanh 4 lưu ý về thời gian tắm cho trẻ sơ sinh dưới đây nhé!
Lời khuyên để trị rôm sảy cho bé
– Để hạn chế rôm sảy mọc nhiều gây ngứa cho bé, mẹ nên thường xuyên thay áo nếu bé bị ra mồ hôi. Khi thay áo, mẹ cũng có thể lau người bé bằng khăn ẩm cho mát mẻ. Chọn quần áo bằng cotton thoáng mát, tránh mặc áo dài tay, quần dài vào mùa hè.
– Thường xuyên rửa tay chân mặt mũi cho bé nếu dây bẩn hoặc quá nóng, đó là một cách cân bằng nhiệt cho bé.
– Cho con ăn nhiều hoa quả mát, thức ăn có tính mát, nếu bú mẹ thì mẹ nên ăn nhiều hoa quả, uống nhiều nước và không dùng rượu bia, ớt và đồ nóng.
– Tạo không khí thoáng mát cho con như trồng cây, nhà cửa sạch sẽ, bật quạt thoáng trong nhà, không nên ôm ấp bé nhiều khiến bé ra mồ hôi đầu và lưng.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.