Tập cho bé ăn dặm kiểu Nhật như thế nào?

shape

14 Th04

Martin NguyenTh04 14, 2020

Tập cho bé ăn dặm kiểu Nhật như thế nào?

So với phương pháp ăn dặm truyền thống tương đối “nhàm chán” cho bé, mục tiêu của ăn dặm kiểu Nhật hướng đến là tập cho bé ăn thô tốt và tìm được niềm vui trong ăn uống. Tức là khuyến khích các mẹ dạy cho tự lập trong việc ăn uống sớm và cho bé ăn theo nhu cầu chính.

Ăn dặm kiểu Nhật là gì?

Ăn dặm theo kiểu Nhật là cách cho bé ăn dặm theo phương pháp kích thích trẻ ăn ngon, tiêu hóa tốt và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Ưu điểm của phương pháp ăn dặm này là phối hợp các loại thực phẩm khác nhau để tạo nên thực đơn ăn dặm đa dạng, ngon miệng và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.

Mẫu thực đơn cho trẻ ăn dặm theo kiểu Nhật mẹ có thể tham khảo theo từng giai đoạn phát triển của bé:

Tập cho bé ăn dặm kiểu Nhật như thế nào?

Nên cho con ăn dặm bắt đầu với một lượng nhỏ sau đó tăng dần dần theo tỉ lệ.

Lợi ích của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Nếu lựa chọn nuôi dạy con với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, bé sẽ nhận được những lợi ích sau:

  • Không gây nhàm chán: Ăn dặm kiểu Nhật bắt đầu từ trạng thái lỏng tới đặc, mịn tới loãng nên sẽ không làm bé cảm thấy chán.
  • Kỹ năng nhai: Trong quá trình ăn dặm, bé sẽ học được kỹ năng nhai, nuốt thức ăn. Điều này giúp bé tiêu hóa thức ăn một cách tốt hơn.
  • Kích thích khả năng vị giác của bé: Ăn riêng từng loại thức ăn giúp bé làm quen tốt hơn với mùi vị thực phẩm.
  • Giúp bé tự lập hơn: Bé có thể nhanh chóng tự ngồi ăn một mình không cần sự trợ giúp của mẹ.
  • Chế biến thức ăn không dùng cối xay
  • Hạn chế tối đa tình trạng thừa cân, béo phì

Nguyên tắc ăn dặm kiểu Nhật

Để áp dụng phương pháp này, mẹ lưu ý một số vấn đề sau:

Thời điểm nào thích hợp cho bé ăn dặm theo kiểu Nhật

Theo lý thuyết bé sẽ ăn dặm khi đã đủ 5 tháng tuổi. Trên thực tế các mẹ nên bắt đầu cho con ăn dặm khi con đã có những biểu hiện như: thèm ăn, đòi thức ăn khi thấy người lớn ăn, biết cách ngậm thìa tương đối…

Có nhiều bé đòi ăn sớm nhưng cũng có bé vẫn chưa sẵn sàng cho việc ăn dặm, vì thế mẹ phải là người hiểu tâm lý của con và đáp ứng nhu cầu ăn dặm của con.

Thời gian lý tưởng để khởi động ăn dặm cho bé là đủ 5 tháng tuổi cho đến 6 tháng tuổi.

Ăn dặm kiểu nhật với thực phẩm nào đầu tiên

  • Hoa quả, sinh tố hoa quả: Hoàn toàn có thể cho bé măm hoa quả khi bé đã đủ 4 tháng tuổi. Các mẹ có thể lựa chọn sinh tố hoa quả có sẵn hoặc tự làm sinh tố hoa quả cho bé. Nhớ nấu chín hoa quả rồi mới cho bé ăn. Bé 6 tháng mới được ăn hoa quả trực tiếp. Một số loại hoa quả tốt cho bé như: táo, lê, kiwi, bơ, chuối, mận tây, cherry, dâu tây…Lưu ý một số loại quả có vị chua như cam, chanh leo, bưởi…thì nên cho ăn muộn hơn (tầm 8 tháng), nên pha loãng rồi mới cho bé uống để acid không làm hại dạ dày của con.
  • Bột ngọt/bột ăn liền/bột sữa: Trong hướng dẫn ăn dặm kiểu Nhật chuẩn không nhắc đến vấn đề ăn bột vì bên đó họ cho ăn cháo thẳng luôn, không qua công đoạn này. Tuy nhiên để phù hợp với thói quen ăn uống của người Việt mình thì các mẹ có thể cho bé măm bột. Coi như đây là cách để bé làm quen với thức ăn đặc hơn sữa và làm quen với thìa. Nhưng thời gian ăn bột không nên kéo dài vì sẽ khiến bé có phản xạ nuốt chứ không nhai. Tốt nhất là cho bé ăn bột trong khoảng 1 tuần, sau đó dừng ăn bột ngọt khoảng 1 tuần nữa để bé quên đi vị ngọt. Lúc đó mới chính thức cho bé ăn dặm.
  • Cà rốt tráng đường ruột: Đây là một mẹo mà nhiều mẹ mách nhau, bằng cách lấy nước ép cà rốt hoặc cà rốt nghiền cho bé ăn liên tục trong khoảng 10 ngày đến 2 tuần trước khi ăn dặm, mỗi ngày 5-10ml. Tác dụng của việc ăn cà rốt là để giúp bé ổn định đường ruột, sẵn sàng đón nhận các loại thực phẩm khác nhau, tránh việc bị đau bụng hay rối loạn tiêu hóa sau này.

Lưu ý khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Ở Nhật, việc cho bé ăn dặm bắt đầu từ khá sớm. Theo truyền thống, sau khi sinh 100 ngày, các bé ở Nhật sẽ được mẹ tập cho ăn dặm. Cho con ăn dặm ở Nhật chủ yếu chú trọng đến việc giúp bé làm quen với mùi vị thức ăn, phát triển khả năng vị giác của bé. Vì vậy, mỗi ngày, mẹ chỉ cho bé ăn 1 bữa. Sữa vẫn là bữa ăn chính trong ngày của trẻ.

Hiện nay, tùy theo sự phát triển của bé mà các mẹ sẽ quyết định thời gian cho con ăn dặm. Thông thường, 5-6 tháng tuổi là thời gian phù hợp để con bắt đầu ăn dặm. Khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật, mẹ nên lưu ý những điều sau:

  • Cách nấu cháo cho bé ăn dặm bắt đầu với tỷ lệ gạo và nước là 1:10. Độ đặc của cháo sẽ tăng dần theo tuổi của bé.
  • Bữa ăn của bé sẽ đủ 3 nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm và vitamin theo chuẩn “vàng- đỏ -xanh”. Những món ăn này sẽ được thường xuyên thay đổi để bé quen dầu với nhiều loại thực phẩm khác nhau.
  • Không thêm gia vị vào thức ăn của con.
  • Tập cho bé ăn đúng bữa và khi biết ngồi nên để bé ngồi ăn chung với ba mẹ.
  • Dù sẽ bẩn và tung tóe thức ăn khắp nơi, nhưng mỗi bữa mẹ nên tập cho bé sử dụng muỗng. Điều này giúp bé có khả năng tự lập hơn.
  • Không thúc ép trẻ ăn
  • Khi giới thiệu món ăn mới cho trẻ, mẹ nên thử trong khoảng 3-4 ngày

    Tập cho bé ăn dặm kiểu Nhật như thế nào?

    Bé bắt đầu ăn cháo loãng rồi đặc dần theo từng độ tuổi trong quá trình ăn dặm

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho tuần đầu tiên

Mẹ nên cho bé ăn cháo loãng, xay nhuyễn trong suốt tuần đầu tiên để bé tập quen dần. Cháo được nấu theo tỉ lệ 1:10. Tức là 1 gạo và 10 nước.

Lượng thức ăn cho bé trong tuần đầu sẽ là:

  • 2 ngày đầu tiên: 1 muỗng (5 ml)
  • 3 ngày tiếp theo: 2 muỗng (10 ml)
  • 3 ngày tiếp theo: 3 muỗng (15 ml)

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 – 6 tháng

Tuần thứ 2 bé có thể thử một số loại rau củ quả loại dễ tiêu hóa. Thức ăn của bé trong giai đoạn này phải trơn, mịn để bé dễ ăn và không bị nghẹn.

Nếu bé cảm thấy không thích và từ chối, mẹ không nên ép. Có thể để bé ngưng 2-3 ngày sau đó thử lại. Giai đoạn này chủ yếu tập cho bé làm quen với các dạng thức ăn khác ngoài sữa, tập phản xạ nuốt thức ăn và học cách ăn bằng muỗng.

Những thực phẩm bé có thể ăn trong giai đoạn này bao gồm:

  • Tinh bột: cháo loãng (gạo), bánh mì, bún, miến, khoai lang, chuối, khoai tây
  • Đạm: đậu hũ, lòng đỏ trứng, cá, bột nếp, sữa chua, phô mai
  • Vitamin: cải bó xôi, bí đỏ, cà chua, cà rốt, cải ngọt, bắp cải, củ cải, táo, cam, dâu, hành tâyTập cho bé ăn dặm kiểu Nhật như thế nào?

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 – 8 tháng

Ở giai đoạn này, thức ăn của bé sẽ đặc và thô hơn so với lúc 5-6 tháng. Bé bây giờ đã làm quen với nhiều loại thức ăn hơn. Việc bạn nên chú trọng bây giờ là giúp bé làm quen với những vị hỗn hợp hơn. Song song với việc uống sữa, mẹ nên cho bé ăn mỗi ngày 2 bữa ăn dặm.

Tập cho bé ăn dặm kiểu Nhật như thế nào?

Thử phương pháp ăn dặm kiểu BLW – do bé tự chỉ huy
Bạn nên lựa chọn kỹ càng đồ ăn an toàn khi đưa cho bé bốc và phải giám sát kỹ càng trong khi bé ăn. Tránh cho bé ăn các loại quả, hạt nhỏ và cứng như: nho, nho khô, nhãn, mãng cầu (na),…

Những thực phẩm bé có thể ăn trong giai đoạn này:

  • Tinh bột: Ngoài những thực phẩm có thể ăn lúc 5-6 tháng, bé có thể ăn thêm yến mạch, mì ống, ngũ cốc
  • Đạm: gan, gà, lòng trắng trứng (8 tháng tuổi), đậu
  • Vitamin: nấm

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 9 – 11 tháng

Tiếp tục điều chỉnh lượng thức ăn tăng dần theo mỗi bữa để giúp bé thích nghi trước khi bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới. Giai đoạn này thức ăn của bé thô hơn nhiều so với trước. Mẹ không còn mất quá nhiều thời gian khi chuẩn bị thức ăn cho con. Một số bé thậm chí đã có thể hoc cách nhai thức ăn trong giai đoạn này.

Giai đoạn này bé có thể ăn thêm thịt heo, thịt bò, sò

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 12 – 18 tháng

Giai đoạn này nhiều bé đã cai sữa và bắt đầu có thể ăn các bữa như người lớn. Ngoài 3 bữa chính, mẹ cũng nên bổ sung 2 bữa phụ và cho con uống thêm sữa.

Bảng thực đơn ăn dặm kiếu Nhật 28 ngày

Chi tiết từng giai đoạn mẹ có thể tham khảo khi áp dụng cách cho bé ăn dặm theo kiểu Nhật mẫu như sau:

Ngày 1Ngày 2Ngày 3Ngày 4Ngày 5Ngày 6Ngày 7
Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (1 muỗng nhỏ)Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (1 muỗng nhỏ)Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (2 muỗng nhỏ)Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (2 muỗng nhỏ)Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ)Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ)Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ)
Ngày 8Ngày 9Ngày 10Ngày 11Ngày 12Ngày 13Ngày 14
Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ)

Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ)

Khoai lang nghiền (1 muỗng nhỏ)

Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ)

Khoai lang nghiền (1 muỗng nhỏ)

Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ)

Cà rốt nghiền (1 muỗng nhỏ)

Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ)

Cà rốt nghiền (1 muỗng nhỏ)

Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ)

Cà rốt nghiền (2 muỗng nhỏ)

Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (4 muỗng nhỏ)

Cà rốt nghiền (2 muỗng nhỏ)

Ngày 15Ngày 16Ngày 17Ngày 18Ngày 19Ngày 20Ngày 21

Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ)

Khoai lang nghiền (1 muỗng nhỏ)

Cà rốt nghiền (2 muỗng nhỏ)

Khoai lang nghiền (5 muỗng nhỏ)

Cà rốt nghiền (2 muỗng nhỏ

Khoai lang nghiền (6 muỗng nhỏ)

Cải bó xôi (1 muỗng nhỏ)

Cải bó xôi (1 muỗng nhỏ)

Cà rốt nghiền (3 muỗng nhỏ)

Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (4 muỗng nhỏ)

Cà rốt nghiền (2 muỗng nhỏ)

Bí đỏ nghiền (1 muỗng nhỏ)

Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (4 muỗng nhỏ)

Bí đỏ nghiền (1 muỗng nhỏ)

Cải bó xôi (2 muỗng nhỏ)

Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (4 muỗng nhỏ)

Bí đỏ nghiền (2 muỗng nhỏ)

Cải bó xôi (2 muỗng nhỏ)

Ngày 22Ngày 23Ngày 24Ngày 25Ngày 26Ngày 27Ngày 28

Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ)

Bí đỏ nghiền (1 muỗng nhỏ)

Cải bó xôi (2 muỗng nhỏ)

Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (5 muỗng nhỏ)

Cà rốt nghiền (3 muỗng nhỏ)

Khoai tây nghiền (1 muỗng nhỏ)

 

Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (4 muỗng nhỏ)

Cà rốt nghiền (2 muỗng nhỏ)

Cà chua nghiền (1 muỗng nhỏ)

 

 

Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (4 muỗng nhỏ)

Cà chua nghiền (2 muỗng nhỏ)

Cà rốt nghiền (2 muỗng nhỏ)

 

Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (5 muỗng nhỏ)

Súp cà chua (2 muỗng nhỏ)

Bắp cải nghiền (1 muỗng nhỏ)

Cơm nát (2 muỗng nhỏ)

Súp cà rốt và bắp cải (2 muỗng nhỏ)

Hành tây (1 muỗng)

Cháo cà rốt (6 muỗng)

Súp rau (5 muỗng)

Tập cho bé ăn dặm kiểu Nhật như thế nào?

Mỗi món sẽ được để riêng để hương vị không lẫn vào nhau

Tập cho bé ăn dặm kiểu Nhật như thế nào?

Tuyển tập 3 cuốn sách ăn dặm kiểu Nhật mẹ nên đọc
Sách ăn dặm kiểu Nhật là cẩm nang cũng cấp những thông tin hữu ích cho mẹ Việt trong hành trình nuôi dạy con gian nan mà ngọt ngào.

Ăn dặm kiểu Nhật đòi hỏi mẹ phải đầu tư nhiều thời gian và công sức trong thời gian đầu. Ở Việt Nam, rất khó để tìm mua thực phẩm đóng gói sẵn phù hợp cho bé. Vì vậy, khi quyết định cho bé ăn dặm kiểu Nhật, các mẹ nên thu xếp thời gian biểu của mình hợp lý.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc