Tập cho bé không bám mẹ

shape

30 Th09

Martin NguyenTh09 30, 2019

Tập cho bé không bám mẹ

Nhớ chào tạm biệt bé khi bạn rời đi
Đây là một điều đơn giản để trấn an tâm lý trẻ nhỏ nhưng rất nhiều bố mẹ lại bỏ qua. Ngược lại, nhiều bố mẹ còn tìm cách trốn khỏi nhà trong khi bé không để ý vì sợ bé khóc lóc đòi theo. Đây là một sai lầm lớn vì việc này có thể khiến bạn tránh được cảm giác đau lòng khi thấy con khóc nhưng khiến cho nỗi sợ hãi xa cách trong tâm lý trẻ nhỏ càng thêm trầm trọng.

Nếu bé nghĩ rằng bạn có thể biến mất bất cứ khi nào bé không chú ý, bé sẽ luôn dõi theo bạn, không bao giờ để bạn ra khỏi tầm mắt của mình. Một số bố mẹ khác lại tranh thủ lúc bé ngủ để ra khỏi nhà, nhất là vào buổi tối, có vẻ mọi việc đều diễn tiến tốt nếu như bé không tỉnh dậy. Nhưng thử nghĩ xem tâm lý trẻ nhỏ sẽ hoảng hốt như thế nào nếu vô tình thức giấc mà bố mẹ đột nhiên biến mất?

Cho bé đi ra ngoài
Đối với tâm lý trẻ nhỏ, chào tạm biệt lúc nào cũng sẽ dễ dàng hơn khi bé là người đi xa. Thay vì bạn để bé lại và đi ra ngoài, nên nhờ người nhà đưa bé ra công viên chơi hay đi dạo một vòng khi bạn sắp ra khỏi nhà. Đừng ngại ngần cho bé biết bạn cũng sẽ đi ra ngoài sau đó, nếu không bé sẽ rất buồn khi về mà không thấy bạn.

Tập cho bé không bám mẹ

Tập cho tâm lý trẻ nhỏ quen dần với việc xa cách bố mẹ, bé sẽ có cơ hội phát triển sớm tính độc lập

Giúp bé nhìn về phía trước
Mặc dù khả năng giao tiếp vẫn còn hạn chế do vốn từ vựng ít, nhưng bé hiểu được nhiều hơn những gì có thể nói. Vì vậy, bạn chuẩn bị tâm lý cho bé về việc bạn sẽ rời đi bằng cách nói trước với bé. Sẽ tốt hơn nhiều nếu bé biết bạn đi đâu và khi nào sẽ trở lại. Bạn cũng nên cho bé thêm vài thông tin như ai sẽ trông chừng bé, bé sẽ làm gì trong thời gian này.

Cuối cùng, bạn nên giúp bé hình dung lúc bạn vắng nhà như một khoảng thời gian độc lập mà bé có thể có những hoạt động thú vị. Để xem bé đã nắm bắt đến đâu cuộc đối thoại cùng bạn, bạn có thể hỏi bé những câu như: “Con có biết bố và mẹ đi đâu không nào?” hay: “Ai sẽ trông chừng con khi bố và mẹ đi ăn tối bên ngoài?”. Các bước chuẩn bị trước như thế này sẽ giúp củng cố tâm lý trẻ nhỏ trước những thay đổi.

Tập trung vào mặt tích cực
Nỗi lo sợ xa cách không chỉ là vấn đề của các bé giai đoạn tập đi mà ngay cả bạn còn có thể cảm thấy xúc động khi nghĩ đến viễn cảnh chia xa. Nếu bạn thể hiện sự e sợ đó ra, bé sẽ nhận ra và phản ứng lại. Hơn nữa, nếu bạn quá cường điệu chuyện chia tay chỉ càng làm tăng thêm cảm giác không an tâm cho tâm lý trẻ nhỏ.

Vì vậy, hãy cố giữ bình tĩnh và tích cực kể cả khi bé kích động. Khi bé quấy khóc, bạn nên nói với bé bằng giọng nhẹ nhàng và cam đoan với bé rằng bạn sẽ quay trở lại sớm. Để cuộc chia tay không nặng nề, bạn có thể nói những câu hài hước như: “Mẹ sẽ gặp con sau nhé, cá sấu” hoặc: “Mẹ chỉ đi một lát thôi, cá sấu” và tập cho bé thói quen đáp lại để giúp bé xao nhãng khỏi nỗi lo sợ xa cách.

Chơi trò “đặt tên cảm giác”
Sẽ còn khá lâu bé mới có thể thật sự hiểu được những cảm xúc của mình, nhưng bé có thể học cách phân loại cảm xúc một cách đơn giản. Khi bé bắt đầu hoảng sợ, hãy nói với bé rằng: “Mẹ biết con buồn khi mẹ đi. Cảm giác mà con đang có là nhớ mẹ và mẹ cũng nhớ con nữa”. Đôi khi những gì đứa bé cần là cách để thể hiện nỗi sợ hãi. Dạy trẻ đặt tên cảm xúc có thể sẽ giúp bé giảm bớt nỗi sợ hãi này.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc