Tập cho bé tự ngủ: Thực hiện phương pháp “để bé khóc”

Khi nhắc đến phương pháp “để bé khóc”, nhiều người hiểu nhầm rằng cứ để mặc bé khóc mệt rồi ngủ. Trong thực tế, để đạt được hiệu quả, việc dạy bé ngủ theo phương pháp này cần thực hiện nghiêm túc theo các bước tuần tự.

Share this Post:
Nuôi dạy con

Làm thế nào để tập cho bé tự ngủ với phương pháp “để bé khóc”?
Đầu tiên, hãy đợi cho đến khi cả thể chất và tinh thần của bé đã sẵn sàng để ngủ nguyên đêm, thường khi bé ở độ tuổi từ 4 đến 6 tháng tuổi. Không có độ tuổi chính xác để bắt đầu tập cho bé tự ngủ vì nó có thể khác nhau đối với từng bé. Nếu không chắc bé đã sẵn sàng hay chưa, bạn có thể thử. Nếu gặp phải phản ứng mạnh mẽ của bé, nên đợi thêm một vài tuần và thử lại.

Bước 1: Đặt bé trong nôi khi bé đã buồn ngủ nhưng vẫn còn tỉnh.

Bước 2: Chúc bé ngủ ngon và ra khỏi phòng. Nếu bé khóc khi bạn bỏ đi, hãy để bé khóc trong một khoảng thời gian định sẵn.

Bước 3: Quay trở vào phòng không quá 2 phút để vỗ về và trấn an bé. Vẫn tắt đèn và nói thật nhỏ. Không bế bé lên. Sau đó rời phòng khi bé vẫn còn thức, ngay cả khi bé khóc.

Bước 4: Đứng bên ngoài lâu hơn một chút so với lần đầu tiên. Lặp lại các bước như trên, thời gian đứng bên ngoài phòng mỗi lúc một tăng lên và khi vào phòng chỉ nên ở lại 1 hoặc 2 phút để vỗ về bé, sau đó lại rời phòng khi bé vẫn còn thức.

Bước 5: Cứ lặp đi lặp lại như thế cho tới khi bé ngủ khi bạn ra khỏi phòng.

Tập cho bé tự ngủ: Thực hiện phương pháp “để bé khóc”

Có thể bạn sẽ phải thử nhiều phương pháp khác nhau để tìm ra cách thích hợp tập cho bé tự ngủ

Bước 6: Nếu bé thức dậy sau khi đã ngủ được, vẫn làm như các bước trên. Bắt đầu với thời gian đợi tối thiểu cho đêm đó và từ từ tăng lên cho tới khi bạn đạt thời gian tối đa.

Bước 7: Tăng thời gian giữa mỗi lần ra vào để dỗ bé mỗi đêm. Trong hầu hết trường hợp, bé sẽ tự ngủ vào đêm thứ ba hoặc thứ tư hoặc tối đa là 1 tuần. Nếu bé vẫn rất gay gắt sau một vài đêm dùng cách này, nên kiên nhẫn đợi thêm một vài tuần và sau đó thử lại.

Khi tập cho bé tự ngủ, nên để bé một mình trong bao lâu?
Đêm đầu tiên: Rời khỏi phòng 3 phút cho lần đầu tiên, 5 phút cho lần thứ hai, và 10 phút cho lần thứ ba và tất cả những lần chờ tiếp sau.

Đêm thứ hai: Lần đầu 5 phút, sau đó 10 phút, sau đó nữa là 12 phút. Kéo dài thời gian ra vào cho những đêm tiếp theo.

Thật ra không có nguyên tắc chính xác nào về thời gian chờ đợi bên ngoài. Trên đây chỉ là những khoảng thời gian được đề nghị. Bạn có thể chọn thời gian như thế nào cũng được miễn bạn cảm thấy thoải mái.

Liệu phương pháp này có thật sự hiệu quả để tập cho bé tự ngủ?
Đối với một số bố mẹ, phương pháp “để bé khóc” có kết quả như họ mong muốn. Sau một vài đêm và một ít nước mắt, bé ngủ thẳng giấc nguyên đêm. Còn đối với những bố mẹ khác, khi bé vẫn khóc và không ngủ tròn giấc, đó là thời điểm bạn nên thử một phương pháp khác.

Nói chung, không có phương pháp tập cho bé tự ngủ nào hiệu quả với mọi người. Một phương pháp có thể có hiệu quả với bé này nhưng lại vô hiệu đối với bé kia. Bạn thân nhất của bạn hoặc chị gái bạn có thể may mắn với phương pháp “để bé khóc” nhưng không có nghĩa là nó sẽ diễn ra đúng như thế đối với bạn. Thậm chí cách này có thể hiệu quả với bé đầu nhà bạn nhưng lại không hiệu quả với bé thứ hai.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by
  Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: