Tất tần tật về nuôi con bằng sữa mẹ trong năm đầu

shape

01 Th03

Cha Mẹ TốtTh03 01, 2020

Tất tần tật về nuôi con bằng sữa mẹ trong năm đầu

Tháng thứ nhất: Tư thế cho con bú

Nếu bé không bám vào mẹ đúng cách, con bạn có thể không bú đủ sữa và núm vú của bạn có thể có bị rạn và đau nhức. Bạn có thể tập cho con bú theo một tư thế nhất định

-Tư thế cho bé bú là cho bé nằm nghiêng một bên, bụng của bé chạm với bụng mẹ.

-Đỡ lấy bé bằng một cái gối và ôm bé về phía trước ngực mẹ; đừng đưa thân mình của mẹ về phía bé. Đặt ngón cái và các ngón tay khác xung quanh quầng vú của mẹ (khu vực da tối màu ở xung quanh núm vú).

-Nghiêng đầu em bé lại thật nhẹ nhàng, cho môi trên của bé chạm nhẹ vào núm vú của mẹ.

-Khi miệng bé há ra, cho đầu ngực của mẹ vào trong miệng của bé. Đầu tiên phải xác định được vị trí hàm dưới của bé và đặt nó dưới núm vú của mẹ.

-Nghiêng đầu bé về phía trước, đưa hàm trên của bé sâu hơn vào bầu ngực của mẹ. Đảm bảo rằng bé ngậm được toàn bộ núm vú của mẹ hoặc ít nhất là ngậm sâu khoảng 3cm quầng vú của mẹ vào trong miệng.

Tất tần tật về nuôi con bằng sữa mẹ trong năm đầu

Khi cho con bú, bạn cần chú ý đến cách bé ngậm núm vú và tạo cho bé tư thế thoải mái nhất

Tháng thứ 2: Làm cách nào để tôi biết được bé đã bú đủ sữa?

Đây là câu hỏi phổ biến nhất của các bà mẹ khi cho con bú, bởi vì không như khi cho bé bú bằng sữa bình, bạn không thể biết được rằng bé bú được bao nhiêu sữa. Để đảm bảo mẹ con bạn đều đang đi đúng hướng, bạn nên theo dõi cân nặng của bé thật kỹ lưỡng, đặc biệt trong những tuần đầu tiên.

Cùng lúc đó, bạn hãy chú ý đến tã của bé: mỗi ngày bé thường sẽ thải ra 6 – 8 tã ướt và ít nhất là 2 lần “đi nặng”, với màu vàng nhạt như mù tạt, khi bé được 7 ngày tuổi trở đi. Và luôn nhớ điều này trong đầu nhé: Miễn là con bạn vẫn lên cân đều đặn và tã bẩn của bé vẫn cho thấy bé đủ no, bạn có thể tin rằng bé đang được bú đủ sữa. Nếu bạn vẫn thấy lo lắng, lên kế hoạch về kiểm tra cân nặng định kỳ cho con với bác sĩ nhi của mình.

Tháng thứ 3: Làm quen với máy hút sữa

Máy hút sữa sẽ giúp bạn xây dựng nguồn sữa dự trữ cho bé. Nó cũng giải quyết những cơn căng tức ngực và giúp duy trì nguồn sữa mẹ khi bạn đã đi làm trở lại. Bạn nên bắt đầu hút sữa khi bé được 3 – 4 tuần tuổi, vừa để bé làm quen với việc bú hoặc uống sữa trong bình, vừa để giúp bạn dự trữ được nhiều sữa mẹ trong tủ lạnh.

Khi mà bạn sẽ trở lại làm việc toàn thời gian, bạn có thể sẽ muốn thuê hoặc mua một máy hút sữa chạy bằng điện có công suất gấp đôi bởi vì nó có thể cùng một lúc hút sữa từ hai bầu ngực và như vậy sẽ làm giảm thời gian hút sữa. Khi bạn trở lại làm việc, cố gắng hút sữa thường xuyên và vào cùng một thời điểm nhất định, tương ứng với những cữ bú của bé trước đó.

Tất tần tật về nuôi con bằng sữa mẹ trong năm đầu

Vắt sữa mẹ: Bí kíp dành cho bạn
Vẫn là nuôi con bằng sữa mẹ, nhưng mẹ không cần phải túc trực bên bé ngày đêm. Đó là sự tiện lợi khi chọn cách vắt sữa mẹ thay vì cho con tu ti trực tiếp như truyền thống. Những kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp công việc mà các mẹ vẫn gọi vui là “làm bò sữa” trở nên thật dễ dàng

Tháng thứ 4: Bạn có thể quay lại với những buổi tiệc tùng

Nói chung, một ly thức uống chứa cồn – khoảng 230ml bia, 180ml rượu hoặc một ly nhỏ rượu mạnh – thường có xu hướng được chuyển hóa (và do đó sẽ không tồn tại trong sữa mẹ) trong khoảng 2 -3 giờ, và đó là thời gian an toàn để bạn cho con bú. Nhưng một hướng dẫn rõ ràng hơn đó là: nếu bạn còn cảm thấy bất cứ ảnh hưởng nào từ rượu bia, thậm chỉ nếu bạn chỉ cảm thấy một chút chếnh choáng và chóng mặt thôi, đừng cho con bú.

Tháng thứ 5: Tập ngủ xuyên đêm

Thực ra, nhiều bé đã có thể ngủ xuyên đêm từ tháng thứ 3, nhưng với những bé bắt đầu muộn hơn, tháng thứ năm thường là thời điểm bé sẵn sàng. Đầu tiên, nhớ rằng “ngủ suốt đêm” đối với trẻ ở độ tuổi này thường là ngủ suốt 5 – 6 tiếng, không phải là 8 – 9 tiếng. Một vài bé sẽ bắt đầu ngủ như thế khi được ba tháng tuổi; các bé còn lại sẽ bắt đầu muộn hơn. Các bé sẽ ngủ suốt đêm khi mà bé sẵn sàng, nó không phụ thuộc vào việc bé có bú mẹ hay không.

Bởi vì sữa mẹ dễ tiêu hóa hoàn toàn và nhanh chóng hơn so với sữa bột, những bé bú mẹ thường có xu hướng đói bụng nhanh – vì thế hay thức giấc – và thường xuyên hơn so với những bé được bú sữa bột. Hãy cho con bú bất cứ khi nào bé cần, bạn nhé.

Tháng thứ 6 : Cho con bú kết hợp với cho bé ăn dặm

Lưu ý, sữa mẹ vẫn là thành phần quan trọng nhất trong chế độ dinh dưỡng của bé trong giai đoạn này, vậy nên hãy cho bé bú ngay trước khi bạn cho bé ăn bột dinh dưỡng hay cháo và những thức ăn khác. Bé có thể chỉ ăn vài muỗng mỗi lần, vì đây vẫn chỉ là giai đoạn làm quen mà thôi.

Tháng thứ 7: Tránh thai khi cho con bú

Bạn chỉ có thể lựa chọn sử dụng thuốc chỉ chứa progestin, bởi vì thuốc tránh thai thông thường chứa estrogen có thể làm giảm nguồn sữa mẹ. Bạn nên chờ khoảng 6 tuần sau khi sinh rồi mới sử dụng thuốc tránh thai. Trước đó, bạn có thể dùng bao cao su để đảm bảo hiệu quả tránh thai. Bạn cũng có thể chọn loại que cấy tránh thai chỉ chứa progestin.

Tháng thứ 8: Đối phó với tắc tia sữa

Một trong những yếu tố gây tắc sữa là việc thay đổi thời gian và số lượng sữa mà bạn cho bé bú, chẳng hạn như khi bé bắt đầu ngủ xuyên đêm hoặc bắt đầu ăn dặm. Cách tốt nhất để đối phó với tắc sữa là cho bé bú hoặc dùng máy hút sữa thường xuyên từ bầu ngực hay bị tắc, đồng thời đắp gạc ấm, uống nhiều nước và nghỉ ngơi đầy đủ. Nếu bạn sốt hoặc có triệu chứng giống như bị cúm, bạn cần được bác sỹ thăm khám bởi đây có thể là dấu hiệu bạn bị viêm vú, một dạng nhiễm trùng thường phải sử dụng kháng sinh.

Tất tần tật về nuôi con bằng sữa mẹ trong năm đầu

Tắc tia sữa: Nỗi khổ của mẹ cho con bú
Tắc tia sữa quả là nỗi khổ lớn lao của bất cứ mẹ nào nuôi con bằng sữa mẹ. Tình trạng căng tức, đau nhức làm sao để cải thiện? Mẹo để thông sữa cho con bú? Mẹ có thể tìm thấy thông tin hữu ích ngay sau đây!

Tháng thứ 9: Xử lý những nhóc tỳ thích cắn

Gỡ bé ra khỏi ngực mẹ ngay khi bé bắt đầu cắn và nói rõ ràng “Không được cắn mẹ!” và để bé tránh xa ngực mẹ cho đến lần bú tiếp theo. Thông thường, bé chỉ cắn khi gần bú xong, vậy nên khi bạn biết rằng bé đã sắp no, đưa bé ra xa ngực mẹ trước khi bé cắn nhé.

Tháng thứ 10: Bé bú ít đi

Điều này là hoàn toàn bình thường trong giai đoạn này. Bé con nhà bạn có thể bị mất tập trung bởi những âm thanh bé nghe thấy, chúng khiến bé không bú mẹ nữa; hoặc là bé có thể đang tập bò nên cựa quậy liên tục, trong trường hợp này thì bé thực sự muốn khám phá. Những điều này có thể khiến bạn bực bội, nhưng giai đoạn này sẽ chóng qua thôi. Điều này cũng không có nghĩa rằng bé đã sẵn sàng để cai sữa đâu nhé.

Tháng thứ 11: Cho bé bú 4 lần/ ngày

Một bé tuổi này thường cần từ 470 – 600ml sữa mẹ một ngày. Vào cuối năm đầu, một nửa số calories của bé nên đến từ sữa mẹ.

Tháng thứ 12: Xem xét việc cai sữa cho bé

Có nhiều lý do để tiếp tục cho con bú, nhưng một trong những lý do tốt nhất là vì sức khỏe của bé: sữa mẹ sẽ tiếp tục bảo vệ bé khỏi nhiều bệnh tật, nó cũng giúp bé phục hồi nhanh hơn nếu bé bị ốm. Việc cho con bú mẹ không chỉ giúp bé có một nguồn dinh dưỡng bên cạnh ăn dặm, cung cấp cho bé lượng miễn dịch quý giá mà còn tạo ra mối dây liên kết giữa mẹ và bé. Miễn là con vẫn hạnh phúc khi bú mẹ, chẳng có lý do gì để bạn phải cai sữa khi con đã hơn 1 tuổi cả.

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc