Thêm i-ốt vào chế độ dinh dưỡng cho bé thông minh

shape

31 Th12

Khanh ElisaTh12 31, 2019

Thêm i-ốt vào chế độ dinh dưỡng cho bé thông minh

Thêm i-ốt vào chế độ dinh dưỡng cho bé thông minh

Muối không phải là cách duy nhất để mẹ bổ sung i-ốt cho trẻ

1/ Vai trò của i-ốt đối với sự phát triển của trẻ

– Duy trì quá trình trao đổi chất và năng lượng của cơ thể. Thiếu i-ốt là một trong những nguyên nhân làm suy giảm chức năng của một số cơ quan trong cơ thể, ảnh hưởng đến những hoạt động cơ bản để duy trì sự sống.

– Là vi chất hỗ trợ cho quá trình hoạt động của tuyến giáp, i-ốt có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển hệ xương, giới tính cũng như chiều cao của trẻ. Thiếu i-ốt có thể khiến cơ thể trẻ phát triển không bình thường, do thiếu hụt các hoóc-môn tuyến giáp.

– Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, việc bổ sung i-ốt trong chế độ dinh dưỡng cho bé mỗi ngày rất quan trọng. Thiếu i-ốt sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản sinh hoóc-môn tuyến giáp, từ đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí não của trẻ, làm ảnh hưởng trí thông minh của bé ở những giai đoạn sau.

Thêm i-ốt vào chế độ dinh dưỡng cho bé thông minh

Chiều cao của trẻ: Phát triển thế nào là chuẩn?
Chiều cao của trẻ phát triển khác nhau qua từng giai đoạn. Do đó, cách chăm sóc con cũng cần phải thay đổi theo từng thời điểm. Mẹ cần chuẩn bị những gì?

2/ Trẻ bị thiếu i-ốt, nhận biết làm sao?

Thấp bé, nhẹ cân và thường xuyên bị rụng tóc là những dấu hiệu điển hình cho thấy bé đang bị thiếu i-ốt trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Từ 5 tuổi trở lên, thiếu i-ốt sẽ đi kèm theo những dấu hiệu như kém tập trung, hay quên, kém minh mẫn hoặc có dấu hiệu chậm phát triển trí tuệ so với bạn bè cùng trang lứa. Nếu nhận thấy những tình trạng này, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn hợp lý.

3/ Dinh dưỡng cho bé: Bổ sung i-ốt như thế nào mới đúng?

Nhắc đến i-ốt, phần lớn các mẹ đều nghĩ ngay đến muối i-ốt mà không biết rằng, i-ốt cũng tồn tại trong rất nhiều loại thực phẩm tự nhiên khác.

– Đối với trẻ từ 0-6 tháng tuổi, cho bé bú mẹ hoàn toàn là cách đơn giản để bổ sung i-ốt cho bé.

– Trẻ ăn dặm và những bé lớn hơn cần bổ sung i-ốt từ những nguồn thực phẩm hàng ngày như rong biển, phô mai, hải sản, trứng, thịt, các loại rau… Tuy nhiên, do lượng i-ốt trong thực phẩm rất dễ bay hơi trong quá trình chế biến, nên mỗi ngày, mẹ nên bổ sung cho bé một lượng i-ốt vừa phải thông qua muối i-ốt để đảm bảo nhu cầu cần thiết cho con.

Độ tuổiLượng i-ốt cần thiết cho bé

– Trẻ từ 0-6 tháng tuổi

– Trẻ từ 7-12 tháng tuổi

– Trẻ từ 1-8 tuổi

– Trẻ từ 9-13 tuổi

– Trẻ từ 14-18 tuổi

110 mcg/ ngày

130 mcg/ ngày

90 mcg/ ngày

120 mcg/ ngày

150 mcg/ ngày

Nhu cầu i-ốt theo độ tuổi của trẻ

4/ Hàm lượng i-ốt trong một số loại thực phẩm

Các loại thực phẩmHàm lượng i-ốt trong 100 gram thực phẩm

Rau chân vịt

Rau cần

Cá biển

Muối ăn có i-ốt

Cải thảo

Trứng gà

Tôm

Cá ngừ

Khoai tây nướng

Dâu tây

Phô mai

164 mcg

160 mcg

80 mcg

7.600 mcg

9,8 mcg

9,7 mcg

35 mcg

17 mcg

60 mcg

13 mcg

12 mcg

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Chọn thực phẩm tốt cho bé
  • Chế độ dinh dưỡng cho bé

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc