Thực đơn ăn dặm cho bé theo từng giai đoạn mẹ cần biết
Chuẩn bị các món ăn dặm cho bé, mẹ cần phải vừa phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, màu sắc hấp dẫn kích thích ăn ngon. Đặc biệt nhất là thức ăn đó phải phù hợp hệ tiêu hóa của con. Đây là một trong những điều mà các mẹ nên tìm hiểu và học hỏi trong quá trình nuôi dạy con, nhằm mang lại những điều tuyệt vời nhất cho con yêu của mình.
Dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng bắt đầu ăn dặm
Khi trẻ đạt từ 4 – 6 tháng tuổi, mẹ cần chú ý những dấu hiệu sau đây, để bắt đầu cho trẻ ăn dặm:
- Hay thức dậy đòi bú vào ban đêm
- Bé tỏ ra hứng thú với đồ ăn và muốn lấy thức ăn của người lớn
- Có thể dùng lưỡi để di chuyển thức ăn từ trước ra sau miệng.
- Bé có thể tự ngồi và ngẩng cao đầu cứng cáp hơn lúc trước.
- Có những biểu hiện tò mò hơn với mọi thứ xung quanh.
- Dù bé được bú sữa mẹ đầy đủ nhưng vẫn luôn bị đói, thường quấy rối và khóc
Từ 4 – 6 tháng tuổi, bé đa có thể sẵn sàng ăn dặm
Cách chọn thực đơn ăn dặm cho bé theo từng giai đoạn
Cách nấu thức ăn dặm cũng cần phải thực hiện theo từng giai đoạn phát triển của trẻ. Vì vậy các mẹ không nên chủ quan về vấn đề này. Các món ăn dặm của trẻ được phân chia theo từng giai đoạn cụ thể như sau:
Đối với bé từ 4-6 tháng tuồi:
Tuần đầu cho trẻ ăn dặm bạn nên nấu cháo loãng xoay nhuyễn hoặc nấu cháo bột để tập làm quen. Các tuần tiếp theo bạn có thể cho ăn kèm các loại rau củ dễ tiêu hóa như rau mồng tơi, rau đay…
Khi chế biến các nguyên liệu đi kèm bạn cũng phải làm cho thức ăn của bé mềm, mịn để dễ ăn hơn. Giai đoạn này trẻ chủ yếu tập ăn và phản xạ với cơ miệng để nuốt thức ăn. Do đó các mẹ không nên ép ăn nếu con không muốn.
Những loại thực phẩm cho bé ăn dặm giai đoạn này có thể kể như:
- Tinh bột: cháo loãng, khoai lang, chuối, khoai tây…
- Đạm: lòng đỏ trứng, cá, bột nếp, sữa chua, phô mai
- Vitamin: gồm các loại rau như bí đỏ, cà chua, cà rốt, cải ngọt, bắp cải, củ cải, táo, cam.
Giai đoạn đầu, mẹ chỉ nên dùng các món ăn dặm cho bé nấu lỏng hoặc xay nhuyễn
Đối với bé từ 7-8 tháng tuổi: Giai đoạn này con đã được làm quen với nhiều loại thức ăn dạng bột, min rồi nên các mẹ có thể tập cho ăn các thưc ăn đặc và thô. Thực đơn cho bé ăn dặm giai đoạn này gồm:
- Tinh bột: Ngoài thực phẩm lúc 5-6 tháng tuổi kể trên các mẹ có thể cho ăn thêm các loại ngũ cốc
- Đạm: gan, gà, lòng trắng trứng (8 tháng tuổi), đậu các loại
- Vitamin: nấm
Đối với trẻ từ 9-11 tháng tuổi:
Lượng thức ăn của trẻ cần được điều chỉnh tăng lên về số lượng. Thức ăn thô cần tăng lên để bé tập nhai thức ăn ở giai đoạn này. Ngoài các thức ăn kế trên các mẹ có thể bổ sung thêm thịt bò, thịt lợn hoặc sò để được đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Đối với con từ 12- 18 tháng tuổi:
Ở giai đoạn này con đã cai sữa do đó các bữa ăn có thể chia làm 3 bữa chính và có các bữa phụ đi kèm. Các bữa phụ các mẹ nên cho bé uống sữa, ăn các loại sữa chua.
Từ 9 tháng tuổi, bé bắt đầu ăn các thực phẩm thô để tập nhai
Một số thực phẩm tốt nhất cho trẻ ăn dặm
Trong quá trình chuẩn bị thực phẩm cho bé, mẹ nên lưu ý chọn lựa đầy đủ các loại thịt, cá, trứng, sữa và rau xanh…
- Tinh bột: Gồm gạo ngũ cốc và bột yến mạch, lúa mì. Những loại ngũ cốc này giàu chất sắt mà giai đoạn đầu bé ăn dặm nếu được cung cấp đầy đủ sẽ giúp tái tạo các tế bào máu mới và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh. Trẻ bị thiếu sắt sẽ gây ảnh hưởng đến thần kinh, chậm phát triển và không có khả năng tập trung.
- Các loại thịt: Trong các loại thịt chứa nhiều protein và sắt nên các mẹ có thể cho bé ăn thịt lợn, gà, bò bằng cách xay thịt mịn vfa nấu với cháo loãng.
- Cá: Các chất protein và omega3 rất giàu trong cá mà đây lại là những chất giúp phát triển trí não, các dây thần kinh và thị lực. Từ 7 tháng tuổi mẹ nên cho cá vào thực đơn ăn dặm cho bé các loại cá như cá hồi, cá thu và cá ngừ.
- Trứng: Trứng là loại thực phẩm dễ chế biến và dễ ăn nhất, trứng cung cấp vitamin A, vitamin B và sắt và chứa protein. Lòng đỏ trứng cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng như carotin, vitamin A, E, D, K. Khi nấu trứng các mẹ nên nấu chín chứ không nên cho ăn lòng đào như thức ăn của người lớn.
- Rau xanh: Các loại rau xanh thẫm màu ngoài cung cấp vitamin và khoáng chất phong phú như vitamin A, B, C, E, K, folate, can-xi, sắt, kẽm. Do đó các mẹ cần cho bé ăn nhiều các loại rau xanh thẫm màu này nhé.
- Sữa chua, phô mai, sữa: Đây là nhóm thực phẩm cần thiết ở nhiều giai đoạn 1 tuổi. Ngoài cung cấp canxi, protein, trong sữa chua còn có probiotic, một loại lợi khuẩn có lợi giúp tiêu hóa và tăng cường miễn dịch.
Bé mấy tháng biết ngồi và đây là câu trả lời chính xác
“3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò bước đi” là kinh nghiệm của người xưa để lại, cho biết những cột mốc quan trọng cho sự phát triển của bé. Nhưng trẻ mấy tháng biết ngồi? Ngồi sẽ mang lại lợi ích gì cho bé? Mẹ tham khảo thêm những thông tin hữu ích sau nhé!
Lưu ý thực đơn cho trẻ ăn dặm
Trong bất kì giai đoạn này của thời kì ăn dặm, bữa ăn của bé cũng phải đảm bảo 4 nhóm chất chính: tinh bột; rau xanh, trái cây; chất đạm; dầu thực vật.
Bên cạnh đó, các mẹ cũng cần nhận thức được sữa là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế cho trẻ khi còn nhỏ, cung cấp nhiều canxi. Bạn cần cho trẻ uống sữa mỗi ngày, không thể thay sữa bằng các thực phẩm ăn dặm khác.
Ngoài ra, trong quá trình chế biến, các mẹ cần chú ý thường xuyên thay đổi thực đơn ăn dặm cho bé để tránh nhàm chán và chọn thực phẩm tươi ở các cửa hàng thực phẩm sạch. Đặc biệt mẹ có thể sử dụng dầu ăn vi lượng khi nấu ăn giúp cung cấp thêm các chất dinh dưỡng cần thiết và tăng cường hấp thu cho trẻ.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.