Thực đơn cho bé 9 tháng ăn ngoan, chóng lớn
Thực đơn cho bé 9 tháng tuổi với cần các món ăn phong phú hơn. Dù bé ăn dặm theo phương pháp truyền thống hay các phương pháp khác thì mẹ cũng phải lên một thực đơn ăn dặm mới so với lúc 6,7 hay 8 tháng để phù hợp với giai đoạn phát triển của bé nhé!
Những “gạch đầu dòng” khi cho bé 9 tháng ăn dặm
Không chỉ cần chú ý đến thực đơn, đối với việc ăn dặm của bé 9 tháng tuổi, mẹ cũng cần lưu ý những điều sau:
- Bé 9 tháng tuổi đa phần đã có thể ngồi vững, nên việc ăn dăm với bé lúc này khá thuận tiện. Mẹ nên chọn mua cho bé một ghế ăn dặm chắc chắn để bé ý thức được việc ăn uống cần được tập trung, tránh tình trạng ăn rong sẽ tạo thành một thói quen không tốt.
- Sữa mẹ vẫn cần được duy trì, ngoài 3 bữa ăn dặm chính thì bé được bú thêm 500-700 ml mỗi ngày. Các bữa phụ, mẹ có thể cho bé ăn các chế phẩm từ sữa như yaourt, phomai, bánh quy…
- Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi lúc này cần đa dạng về chất, bé đã ăn được nhiều món ăn hơn. Tuy nhiên mật ong và lòng trắng trứng, các loại hải sản có vỏ cứng như sò, trai… vẫn chưa nên ăn vì nguy cơ dị ứng cao.
- Các loại rau xanh và các loại cá ở giai đoạn này bé đều có thể ăn được. Mẹ nên bổ sung thêm vào thực đơn của bé các loại thịt đỏ, gan gà, gan heo để tăng cường chất sắt cho con. Ở thời điểm này, nhiều bé đã có từ 2-4 răng sữa nên việc lên một thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi học cách nhai là rất cần thiết đấy mẹ ơi! Tập nhai sẽ kích thích tiết các men tiêu hóa, giúp trẻ ngon miệng hơn.
Dưới đây là một số gợi ý các món cháo ăn dặm vừa giúp bé tập nhai và giúp bổ sung các chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất sắt.
Cách nấu các món ăn dặm cho bé chuẩn không cần chỉnh
Khi bé bắt đầu bước vào giai đoạn làm quen với thực phẩm, ngoài việc phải suy nghĩ để sáng tạo các món ăn dặm cho bé, mẹ còn phải quan tâm đến cách nấu nướng, để sao cho thực phẩm vừa thơm ngon, vừa không mất giá trị dinh dưỡng
Các món cháo ăn dặm thích hợp với thực đơn cho bé 9 tháng
Cháo gan gà khoai lang
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ: 20g
- Gan gà: 30gr
- Khoai lang: 20g
- Dầu ăn: 5g
Cách chế biến:
- Gạo tẻ ngâm 30 phút cho vào nồi cơm điện nấu nhừ.
- Gan gà làm sạch, loại bỏ hết phần màng rồi băm nhuyễn.
- Khoai lang hấp chín sau đó nghiền nhỏ.
- Phi thơm gan gà với 1 chút dầu ăn sau đổ gan gà cùng với khoai lang đã nghiền vào nồi cháo. Gan gà giàu chất sắt, khoai lang giàu vitamin và chất xơ giúp bé tiêu hóa tốt.
Súp thị bò khoai tây lạ miệng bé sẽ rất thích
Cháo cá hồi bí đỏ
Cá hồi dồi dào protein lại cung cấp một lượng lớn các loại Omega-3 rất có lợi cho sự phát triển não bộ của bé. Cách chế biến cháo cá hồi cũng rất đơn giản.
Cháo cá hồi cung cấp Omega 3, DHA giúp bé phát triển não bộ
Nguyên liệu:
- Cá hồi: 30gr
- Bí đỏ: 30gr
- Gạo tẻ: 40gr
- Hành khô
- Hành lá
Cách chế biến:
- Cá hồi rửa sạch với muối, luộc chín. Lúc luộc cho vài lát gừng giúp khử mùi tanh.
- Gỡ cá hồi cẩn thận, tránh để bé bị hóc xương. Phần thịt cho vào cối giã nát. Sau đó phi thơm phần thịt cá với hành khô rồi đổ ra bát.
- Bí đỏ đem luộc chín, nghiền nhuyễn hoặc thái nhỏ rồi mới đem hấp chín.
- Cháo ninh nhừ, mẹ đổ bí đỏ và cá hồi vào, đun sôi lần nữa rồi tắt bếp. Múc cháo ra chén rồi cho con ăn lúc ấm nóng.
Có nên cho bé ăn cá?
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh axít béo omega-3 trong cá góp phần giúp phát triển não ở trẻ. Tuy nhiên, bạn cũng cần nắm chắc thời điểm có thể cho con ăn cá và cách chọn những loại cá phù hợp
Cháo tim hầm khoai tây, cà rốt, rau cải ngọt
Nguyên liệu:
- Tim heo, gà hoặc bò: 30gr
- Cà rốt
- Khoai tây
- Rau cải ngọt
- Hành khô
Cháo tim heo bổ sung chất sắt và các vitamin cho bé yêu mau lớn
Cách chế biến:
- Tim băm nhỏ sau đó cho lên bếp xào chín với hành. Khoai tây, cà rốt hấp chín nghiền nhuyễn.
- Cải xanh băm nhỏ. Cháo ninh nhừ cho khoai tây cà rốt vào nấu cùng.
- Sau đó cho cải xanh vào khuấy đều, đun sôi nhỏ lửa khoảng 2 phút nữa rau chín thì bắc ra.
Ngoài những món chính kể trên, thực đơn cho bé 9 tháng còn có thể bổ sung thêm các món như bánh quy tự làm, khoai lang nướng, bánh mì mềm cắt nhỏ, bánh nướng và các loại trái cây, rau củ luộc cắt thành miếng dài và nhỏ để bé cầm vừa tay và tập tự bốc ăn.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.