Thực đơn giảm cân cho trẻ béo phì trong 1 tuần các mẹ cần biết!

shape

13 Th04

Julia PhạmTh04 13, 2020

Thực đơn giảm cân cho trẻ béo phì trong 1 tuần các mẹ cần biết!

Tuy trẻ bị thừa cân nhưng bố mẹ không nên giảm khẩu phần ăn của trẻ một cách tùy ý. Điều này có thể dẫn tới thiếu hụt chất dinh dưỡng, khiến trẻ không đủ năng lượng cho học tập cũng như các hoạt động khác.

Mỗi bé sẽ cần thực đơn giảm cân cho trẻ béo phì riêng để vẫn đảm bảo cung cấp các chất gồm đạm, chất xơ, chất béo, vitamin và khoáng chất thiết yếu nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu cắt giảm năng lượng.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ thừa cân cần chú ý gì?

Trẻ thừa cân, béo phì cần có một chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lý, đa dạng. Tăng cường ăn cá, hải sản và rau. Giảm dần mức độ năng lượng của thức ăn bằng cách giảm thức ăn giàu chất béo, đường ngọt và tăng cường glucid phức hợp (ngũ cốc thô).

Cho trẻ ăn đúng giờ, không bỏ bữa, nhất là bữa ăn sáng và hạn chế ăn sau 20 giờ. Ăn nhiều vào bữa sáng, bữa trưa và giảm ăn vào bữa chiều và bữa tối.

Thực đơn giảm cân cho trẻ béo phì trong 1 tuần các mẹ cần biết!

Muốn giảm cân cho con các mẹ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng từ từ và hợp lý

Không cho trẻ ăn nhiều quá, lượng thực phẩm mỗi bữa ăn phải phù hợp với tuổi. Nên cho trẻ ăn đủ các bữa trong ngày, không bỏ bữa và không để trẻ quá đói.

Nếu bị quá đói trẻ sẽ ăn nhiều trong các bữa sau làm mỡ tích lũy nhanh hơn. Cho trẻ uống sữa tươi không đường hoặc sữa tươi không đường tách béo và giàu canxi.

Thực đơn giảm cân cho trẻ béo phì trong 7 ngày

Để có được thực đơn giảm cân hợp lý cho bé, bạn nên nhớ trong mỗi bữa ăn hằng ngày của trẻ bạn phải đáp được nhu cầu dinh dưỡng hợp lý và cần thiết cho trẻ.

Mẹ cần tìm hiểu nguồn dinh dưỡng nào là tốt, là vừa đủ trong mỗi khẩu phần ăn của trẻ. Dưới đây là một bảng thực đơn giảm cân cho trẻ béo phì trong 1 tuần, chị em có thể tham khảo để áp dụng cho bé.

NgàySáng
(6h30 – 7h30)
Phụ sáng
(9h)
Trưa
(11h – 11h30)
Phụ xế
(14h – 14h30)
Chiều
(17h- 17h30)
Tối 
(20h – 20h30)
Thứ hai

Phở gà 1 tô: Bánh phở 70 g, thịt gà 30 g, rau giá…

Đu đủ 1 miếng vừa.

Sữa:

220 ml sữa dành cho trẻ thừa cân

Cơm 1 chén vừa.

Canh bí đỏ (thịt heo 5 g, bí đỏ 80 g).

Chả cá chiên: Chả cá 65 g, dầu 9 g.

Dưa hấu 1 miếng 150 g.

Bánh flan 1 cái nhỏ

Cơm 1 chén vừa.

Canh cải bó xôi: Thịt heo 10 g, Cải bó xôi 50 g.

Thịt kho đậu hũ: Đậu hũ 50 g, thịt 25 g, dầu 5 g, bún tàu, nấm mèo…

Chuối xiêm 1 trái vừa.

Sữa:

220 ml sữa cho trẻ thừa cân

Thứ baBánh giò 1 cái vừa:
Bột gạo 30 g, thịt heo 30 g, trứng cút 1 cái, dầu 4 g.Nước cam vắt 1 ly 100 ml.
Sữa

Cơm 1 chén vừa.

Canh chua cá hồi: Cá 20 g, thơm và cà chua 50 g, dầu 5 g.

Thịt kho trứng: Thịt 40 g, trứng 1 trái nhỏ.

Lê nửa trái vừa.

Yaourt
1 hũ 100 ml

Cơm 1 chén vừa.

Canh rau ngót thịt: Thịt heo 5 g, rau ngót 20 g.

Mực xào thập cẩm: mực 50 g, thơm, cà, dưa leo 50 g, dầu 3g.

Cocktail trái cây 1 ly nhỏ.

Sữa
Thứ tư

Hủ tiếu 1 tô nhỏ:  Sợi hủ tiếu 60 g, thịt heo đùi 20 g, rau giá…

Xoài nửa trái vừa.

Sữa

Cơm 1 chén vừa.

Canh bầu nấu thịt:
Bầu 50 g, thịt nạc 5 g.

Xíu mại: Thịt heo 25 g, thịt nạc dăm 60 g, củ sắn 34 g.

Sa bô chê 1 trái vừa.

Đậu hũ nước đường 1 chén nhỏ

Cơm 1 chén vừa.

Canh cải dún thịt: Thịt 5 g, cải dún 50 g.

Thịt gà sốt cà: Thịt gà 30 g, trứng gà 1 trái nhỏ, cà chua 30 g, mè trắng 2 g, bột 5 g, dầu 3 g.

Thanh long 1 miếng 100 g.

Sữa
Thứ nămBánh há cảo
1 dĩa 6 cái vừa.Bưởi 2 múi.
Sữa

Bún măng vịt tô nhỏ: Bún 90 g, thịt vịt 35 g, huyết 10 g, măng khô 3 g, rau giá hành ngò…

Chè đậu xanh phổ tai nửa ly: Đậu xanh 20 g, phổ tai 13 g, đường 22 g, dừa 13 g.

Bánh su kem
1 cái vừa
Cơm 1 chén vừa
Canh bắp cải thịt: Thịt 10 g, bắp cải 50 g.Bò xào đậu cô ve: Thịt bò 25 g, đậu cô ve 50 g, dầu 3 g.Chôm chôm 4 trái vừa.
Sữa
Thứ sáuCháo huyết 1 tô nhỏ: Gạo 90 g, huyết 70 g, bánh quẩy 15 g, hành ngò rau giá…Vú sữa nửa trái vừa.Sữa

Cơm 1 chén vừa.

Canh cua đồng rau dền mồng tơi: Cua đồng 50 g, rau dền mồng tơi 50 g.

Tôm kho tàu: Tôm 50 g, củ hành tây 30 g, dầu 6 g.

Trái hồng 2 trái vừa.

Bánh khoai mì nướng 1 miếng 60 g.

Cơm 1 chén vừa.

Canh bí đao thịt: Thịt 5 g, bí đao 50 g.

Cá ngừ đút lò: Cá ngừ 50 g, phô mai 1 miếng, cà rốt 50 g, hành tây 30 g.

Sinh tố nửa ly.

Sữa
Thứ bảy

Bánh mì sandwich kẹp thịt: 1 lát bánh mì lớn, pate, chả lụa, xúc xích, dăm bông 30 g, dưa leo, dưa chua…

Yaourt 1 hũ

Sữa

Nui nấu thịt: Nui khô 40 g, thịt heo nạc 20 g, su su, cà rốt, giá rau…

Chè bắp 1 chén nhỏ

Bánh flan 1 cái nhỏ

Cơm 1 chén vừa.

Canh hẹ thịt đậu hũ:
Đậu hũ trắng 20 g, thịt heo 20 g, hẹ 30 g.

Bò xào nấm rơm: Thịt bò 20 g, nấm rơm 40 g, dầu 2,5 g.

Nho Mỹ 50 g.

Sữa
Chủ nhật

Bánh canh cua: Bánh canh 80 g, thịt heo 20 g, thịt cua 20 g, nấm rơm 15 g…

Nước ép ổi 1 ly nhỏ.

Sữa

Bún thịt nướng chả giò 1 tô: Bún 100 g, thịt 25 g, chả giò 17 g, đậu phộng 7 g, mỡ hành, nước mắm, rau giá…

Sinh tố thơm nửa ly.

Bánh da lợn 1 miếng 60 g

Cơm 1 chén vừa.

Canh khoai mỡ: Thịt 5 g, khoai mỡ 40 g.

Cá hú kho thơm: Cá 40 g, thơm 25 g.

Cocktail trái cây nửa ly.

Sữa

Những lưu ý thực đơn cho trẻ thừa cân

Trẻ thừa cân, béo phì cần được bố mẹ nuôi dạy con theo một chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lý, đa dạng.

  • Giảm thức ăn giàu chất béo, đường ngọt và tăng cường glucid phức hợp (ngũ cốc thô).
  • Hạn chế các món nhiều đường như nước ngọt có gas, bánh ngọt, kẹo, socola, mỡ và da động vật, các loại thức ăn nhanh…
  • Không nên cho trẻ ăn hoặc uống sữa trước giờ đi ngủ.
  • Tăng cường các món hấp, luộc vào thực đơn, tránh các món chiên, xào nhiều dầu mỡ.
  • Nên cho bé ăn nhiều trái cây, đặc biệt là các loại trái cây ít đường như thanh long, bưởi, cam, ổi… Tránh các loại trái cây nhiều đường như vải, chuối, nhãn…
  • Giảm bớt dầu mỡ khi chế biến thức ăn cho bé. Thay vì nấu các món chiên, xào, quay các mẹ có thể nấu các món luộc, kho hay nấu canh.
  • Hạn chế các món ăn béo nhưng vẫn chú ý đảm bảo chất đạm cho bé bằng cách chọn những loại thịt nạc như gà, cá, tôm.
  • Các mẹ có thể cho bé ăn thêm sữa chua hoặc uống sữa ít béo vào bữa xế để tăng cường thêm canxi cho bé.
  • Hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn giàu năng lượng như xúc xích, humberger, gà tẩm bột chiên (KFC), mì tôm, kem, bánh kem, sôcôla và bánh ngọt.
  • Hạn chế mỡ, phủ tạng động vật và da động vật.
  • Không dự trữ ở trong nhà các loại thức ăn giàu năng lượng như bơ, bánh kẹo, sôcôla, nước ngọt và kem.
  • Không cho trẻ ăn hoặc uống sữa trước giờ đi ngủ.
  • Lưu ý trong dịp Tết trong nhà sẵn có bánh kẹo, nếu không hạn chế trẻ sẽ ăn nhiều dễ tăng cân, dịp sát tết có nhiều liên hoan tiệc tùng cũng dễ làm trẻ tăng cân.
  • Dịp Tết là dịp có nhiều cỗ bàn, đồ xào rán, thường cha mẹ bận không kiểm soát trẻ cũng dễ tăng cân.

Thực đơn giảm cân cho trẻ béo phì trong 1 tuần các mẹ cần biết!

Món ăn giàu dinh dưỡng, ít năng lượng là lựa chọn tuyệt vời cho các bé thừa cân béo phì

Chế độ sinh hoạt dành cho trẻ béo phì

Để thực đơn giảm cân cho trẻ béo phì, bố mẹ cần đảm bảo một chế độ sinh hoạt phù hợp cho bé

  • Nên dạy bé ăn chậm, nhai kỹ. Trước bữa ăn nên cho bé ăn trước một chén canh hay một dĩa rau xanh để giúp bé giảm bớt cơn đói.
  • Nên cho bé uống nhiều nước mỗi ngày vì nước đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Nước là thành phần không thể thiếu trong quá trình trao đổi chất, tuần hoàn máu… Đồng thời, nước cũng giúp cơ thể chuyển hóa chất béo thành năng lượng.
  • Cha mẹ cần quan tâm, tạo mọi điều kiện để giúp trẻ năng động và tích cực hoạt động thể lực. Tận dụng mọi cơ hội để giúp trẻ tăng cường hoạt động thể lực như đi bộ đến trường, leo cầu thang và chơi với em nhỏ…
  • Tập cho trẻ hoạt động thể lực hằng ngày 30-60 phút: Chạy, đá bóng, đạp xe và bơi. Cha mẹ nên tập cùng với trẻ để theo dõi và khuyến khích trẻ hoạt động.
  • Khi đến các nơi vui chơi công cộng, khuyến khích trẻ chơi các trò chơi làm tăng tiêu hao năng lượng như cầu trượt, leo dây và chơi trong nhà bóng.
  • Hạn chế thời gian trẻ ngồi xem tivi nhiều, video và trò chơi điện tử dưới 2 giờ/ngày.
  • Cần cho trẻ được vui đùa và chạy nhảy vào những thời gian rảnh rỗi.
  • Hướng dẫn trẻ làm các công việc nhà: Dọn dẹp nhà cửa, góc đồ chơi của trẻ và gấp quần áo.

Thực đơn giảm cân cho trẻ béo phì trong 1 tuần các mẹ cần biết!

Tăng nguy cơ thừa cân, béo phì ở trẻ thiếu ngủ
So với bảng giờ ngủ của WHO theo độ tuổi nếu trẻ ngủ quá ít sẽ tăng khả năng thừa cân, béo phì. Rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh.

Về cơ bản, trẻ béo phì vẫn cần cung cấp dinh dưỡng để phát triển tinh thần và thể chất. Muốn giảm cân cho con các mẹ cần điều chỉnh thực đơn giảm cân cho trẻ béo phì từ từ và hợp lý cho bé.

Điều quan trọng là trong mỗi bữa ăn hằng ngày của bé phải đáp được nhu cầu dinh dưỡng hợp lý và cần thiết cho bé. Thay đổi khẩu phần dinh dưỡng kết hợp vận động hợp lý là cách là hiệu quả mà các mẹ nên chọn cho bé cưng của mình.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc