Thực hư chuyện phấn rôm gây ung thư vì có chứa chất amiăng?

shape

14 Th04

Khanh ElisaTh04 14, 2020

Thực hư chuyện phấn rôm gây ung thư vì có chứa chất amiăng?

Cáo buộc của Reuters đưa ra vào thời điểm J & J đang đối mặt với hàng nghìn vụ kiện tụng về các sản phẩm phấn rôm gây ung thư cho người sử dụng vì có thành phần chính là bột talc.

Phấn rôm của Johnson & Johnson có chứa chất amiăng độc hại?

Theo Reuters, Johnson & Johnson (J & J) đã không báo cáo với Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) rằng ít nhất 3 xét nghiệm được tiến hành tại 3 phòng thí nghiệm khác nhau từ năm 1972 đến năm 1975 tìm thấy amiăng trong bột talc.

Những dữ liệu đề cập tới việc bột talc bị nhiễm độc mà Reuters tìm thấy có trong báo cáo năm 1957-1958. Dữ liệu mô tả chất gây ô nhiễm trong bột talc là dạng sợi và nhọn. Đó là một trong sáu khoáng chất ở dạng sợi tự nhiên, gọi là amiăng.

Thực hư chuyện phấn rôm gây ung thư vì có chứa chất amiăng?

Chất amiăng được tìm thấy là nguyên nhân nghi vấn phấn rôm gây ung thư

Vào những thời điểm khác nhau đầu những năm 2000, các nghiên cứu tại J & J, của phòng thí nghiệm bên ngoài và nhà cung cấp của J & J đều cho kết quả tương tự. Báo cáo xác định chất ô nhiễm trong bột talc là amiăng hoặc mô tả chúng theo thuật ngữ thường áp dụng cho amiăng.

Năm 1976, khi FDA đang xem xét giới hạn của amiăng trong các sản phẩm phấn rôm, J & J đã khẳng định với cơ quan quản lý rằng không có chất amiăng độc hại trong bất kỳ sản phẩm phấn rôm nào được sản xuất trong giai đoạn 12-1972 đến 10-1973.

Thực hư chuyện phấn rôm gây ung thư vì có chứa chất amiăng?

Tuy nhiên J & J vẫn khẳng định sản phẩm của họ rất an toàn và không gây nguy hiểm

Thực chất, có ít nhất 3 xét nghiệm tại 3 phòng thí nghiệm khác nhau từ năm 1972 đến năm 1975 cho thấy có amiăng trong phấn rôm của hãng, trong đó có một trường hợp có lượng amiăng “khá cao”.

Hầu hết báo cáo nội bộ của J & J về xét nghiệm amiăng đều không tìm thấy amiăng. Tuy nhiên, trong khi các phương pháp thử nghiệm của J & J được cải thiện và tiên tiến theo thời gian, chúng luôn có những hạn chế cho phép các chất gây ô nhiễm không bị phát hiện.

Và họ cũng chỉ thử nghiệm một phần rất nhỏ sản phẩm phấn rôm của công ty.

Phấn rôm gây ung thư đúng hay sai?

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các cơ quan chức năng khác thừa nhận không có mức độ phơi nhiễm an toàn với amiăng. Trong khi nhiều người tiếp xúc với amiăng không bao giờ phát triển bệnh ung thư.

Tuy nhiên đối với một số người khác, ngay cả một lượng nhỏ amiăng cũng đủ để kích hoạt bệnh nhiều năm sau đó.

Thực hư chuyện phấn rôm gây ung thư vì có chứa chất amiăng?

Trẻ dùng phấn rôm, cẩn thận không nguy!
Phấn rôm với khả năng thấm hút cao, được các mẹ sử dụng để tri rôm sảy và ngăn ngừa hăm tã ở trẻ em. Tuy nhiên, một số trường hợp phấn rôm có thể gây dị ứng da nghiêm trọng cho bé. Thậm chí, nếu sử dụng không đúng cách, phấn rôm còn có thể gây viêm phổi.

Trước đó, vào tháng 7, J & J còn bị tòa án yêu cầu bồi thường 4,7 tỷ USD cho 22 phụ nữ cáo buộc phấn rôm của hãng khiến họ bị ung thư buồng trứng.

Hầu hết trường hợp cho biết họ thường sử dụng các sản phẩm phấn rôm của J & J như chất chống mồ hôi và khử mùi ở gần vùng kín. Tuy nhiên, Alex Gorsky, Giám đốc điều hành J & J, đã cam kết rằng họ vẫn tự tin các sản phẩm của mình không chứa chất amiăng độc hại.

Vậy thực sự amiăng độc hại như thế nào?

Khi các sản phẩm chứa amiăng bị xáo trộn, các sợi amiăng nhỏ sẽ được giải phóng vào không khí. Khi bạn hít phải các sợi này, chúng có thể mắc kẹt trong phổi và tồn tại ở đó trong một thời gian dài.

Theo thời gian, các sợi này tích tụ, gây ra sẹo và viêm, ảnh hưởng đến hô hấp và dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Thực hư chuyện phấn rôm gây ung thư vì có chứa chất amiăng?

Chất amiăng thực sự gây hại cho sức khỏe người lớn và trẻ nhỏ

Theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), có đủ bằng chứng cho thấy chất amiăng trong phấn rôm gây ung thư trung biểu mô (loại ung thư tương đối hiếm gặp ở màng mỏng dọc ngực và bụng), ung thư phổi, thanh quản và buồng trứng.

Mặc dù hiếm gặp, ung thư trung biểu mô là dạng ung thư phổ biến nhất liên quan đến phơi nhiễm amiăng. Thậm chí, một số nghiên cứu còn cho thấy amiăng liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư dạ dày, họng và đại trực tràng.

Phơi nhiễm amiăng cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bụi phổi (tình trạng viêm ở phổi có thể gây khó thở, ho và tổn thương phổi vĩnh viễn) và các rối loạn phổi và màng phổi khác.

Thực hư chuyện phấn rôm gây ung thư vì có chứa chất amiăng?

Vì sao nên cẩn thận khi dùng phấn rôm?
Nhiều mẹ có thói quen sử dụng phấn rôm để bôi da bé hàng ngày. Nhiều lý do được đưa ra như phấn giúp cơ thể bé khô thoáng, thơm tho, ngừa rôm sảy.... Nhưng liệu mẹ đã lường trước hết những nguy cơ của sản phẩm này?

Sử dụng phấn rôm chữa hăm là thói quen khi chăm sóc bé của nhiều mẹ bỉm sữa. Tuy nhiên, Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ đặc biệt khuyến khích bố mẹ nên từ bỏ thói quen này vì trong thực tế trẻ sơ sinh không cần sử dụng đến phấn rôm.

Nhóm nghiên cứu của học viện cho biết bên cạnh khả năng phấn rôm gây ung thư, nó còn nhiều gây nguy hiểm khác cho bé. Nếu hít phải, bột phấn sẽ gây tổn thương phổi nặng, khó thở, nghẹt thở và thậm chí tử vong ở trẻ sơ sinh.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc