Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần lưu ý

Việc tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên sau khi sinh là rất cần thiết. Nó giúp bé phòng tránh bệnh lao và nhiều biến chứng nguy hiểm khi lớn lên.

Share this Post:
Nuôi dạy con

Tuy nhiên, trước nay theo kinh nghiệm thì chuyện tiêm phòng lao có nhiều vấn đề có thể xảy ra với con. Bố mẹ cần nắm rõ các lưu ý quan trọng khi dư định để xử lý kịp thời với các phản ứng của bé nếu có.

Những chuẩn bị trước khi tiêm phòng

Chọn thời điểm phù hợp

Lịch tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh để đạt hiệu quả tốt nhất là tuần thứ 2 hoặc thứ 3 sau khi sinh bé. Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh muộn làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao cao hơn trẻ được tiêm phòng đúng, đủ theo quy định của Bộ Y tế.

Với trường hợp trẻ sau 1 tháng tuổi vẫn chưa được tiêm phòng, vacxin chỉ có tác dụng khi bé chưa nhiễm khuẩn lao. Còn nếu cháu đã bị nhiễm, bố mẹ không cần thiết phải tiêm nữa. Với các trường hợp dương tính, bạn không cần phải quá lo lắng vì vi khuẩn lao chưa ở dạng gây bệnh lao.

Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần lưu ý

Mẹ nên tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh vào tuần thứ 2 hoặc thứ 3 sau khi sinh bé

Kiểm tra tình trạng sức khỏe của bé

Với những trẻ khỏe mạnh, bố mẹ có thể thực hiện tiêm vacxin phòng lao theo lịch tiêm chủng cho trẻ dự kiến. Còn với những bé đang bệnh, bố mẹ nên khai báo tình trạng rõ ràng đến bác sĩ để xem có thể tiêm hay hoãn tiêm. Vì thể trạng không tốt làm con dễ bị phản ứng phụ hơn.

Để kiểm tra sức khỏe của trẻ đạt kết quả tốt, bố mẹ cần trả lời câu hỏi sàng lọc (dị tật, dị ứng thức ăn, thuốc đang dùng…) thật chính xác và chi tiết.

Những trường hợp không nên tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh

  • Trẻ đang bị sốt
  • Trẻ mới vừa hết bệnh, còn đang trong thời gian hồi phục.
  • Trẻ bị viêm da mủ.
  • Trẻ mắc bệnh mãn tính (sởi, viêm phổi…)
  • Trẻ sinh non, thiếu cân.

Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần lưu ý

Không nên cho bé bú, ăn quá no cũng không để con đói tránh gây tình trạng hạ đường huyết

Ăn uống, trang phục cho trẻ trước khi tiêm

Mẹ chuẩn bị trang phục thoáng mát, rộng rãi để bé mặc thoải mái. Trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng.

Không nên cho bé bú, ăn quá no cũng không để đói, tránh gây tình trạng hạ đường huyết sau khi tiêm vacxin phòng lao.

Lịch tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh

Theo khuyến cáo của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia Trẻ em trong tháng đầu nên được tiêm phòng Lao (trước 28 ngày tuổi) để đại hiệu quả bảo vệ cao nhất.

Lao là một trong hai vắc xin được chỉ định tiêm bắt buộc cho các bé sơ sinh (viêm gan vi rút B sơ sinh tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau sinh và vắc xin lao tiêm một lần cho trẻ trong vòng 1 tháng đầu sau sinh).

Những loại vắc xin này đều nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng nên sẽ được miễn phí do ngân sách nhà nước mua.

Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh ở đâu?

Hiện tại Vắc xin tiêm phòng Lao (BCG) có trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia tiêm miễn phí tại các Trạm y tế xã, phường hoặc các trung tâm y tế huyện, Thành phố trong hệ thống Tiêm chủng mở rộng.

Ngoài ra bà mẹ có thể lựa chọn tiêm chủng dịch vụ tại các cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám gần nhất.

Lưu ý sau khi tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh

Bé cần ở lại cơ sở tiêm phòng ít nhất 30 phút sau khi tiêm để theo dõi phản ứng hoặc dấu hiệu bất thường với vacxin phòng lao. Trong vòng 4 ngày tiêm, gia đình tiếp tục theo dõi thể trạng của con để có biện pháp xử lý kịp thời với 1 số triệu chứng thường gặp khi tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh:

Triệu chứng trẻ sơ sinh tiêm phòng lao bị mưng mủ hoặc sốt là biểu hiện phản ứng hoàn toàn bình thường của cơ thể sau khi tiêm phòng lao.

Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần lưu ý

Mưng mủ hoặc sốt là những triệu chứng thường gặp sau khi tiêm phòng lao

Nếu bé sốt nhẹ, bố mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ sau khi lau mát bằng nước ấm. Tuy nhiên, nếu thấy sốt trên 39 độ C, người tím tái, chỗ tiêm sưng lên, hãy đưa con đến cơ sở y tế gần nhà để được chăm sóc và điều trị.

Hiện tượng mưng mủ tại vết tiêm có thể kéo dài 3-4 tháng và sẽ tự hết nếu bố mẹ vệ sinh đầy đủ vết tiêm. Để giảm sưng đỏ, mẹ có thể rắc vào vùng da tiêm dung dịch isoniazid 1% hoặc bột isoniazid. Vết tiêm sau khi vỡ mủ sẽ hình thành sẹo trong nhiều năm, thể hiện bé đã được miễn dịch với bệnh lao.

Nếu có sưng đau tại chỗ tiêm, bố mẹ nên chườm lạnh bằng khăn thấm nước sạch khuẩn. Sau khi tiêm xong, mẹ cho trẻ bú, ăn uống bình thường, uống nhiều nước hơn.

Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần lưu ý

3 thời điểm cần tuyệt đối tránh cắt móng tay cho trẻ sơ sinh
Không phải mẹ nào cũng mạnh dạn cắt móng tay cho trẻ sơ sinh. Đôi bàn tay nhỏ bé cùng làn da mỏng manh của bé rất dễ xảy ra sơ xuất, cắt vào da trẻ chẳng hạn!

Mặc dù đã tiêm vacxin phòng lao nhưng trong giai đoạn chưa có miễn dịch, mẹ tránh để trẻ sơ sinh tiếp xúc với nguồn lây nhiễm vi khuẩn lao và tránh nguồn bệnh nhiễm khuẩn khác làm suy giảm hệ miễn dịch của bé.

Với bất kỳ tình huống phát sinh nào, gia đình cũng hiểu được cách ứng phó và xử lý với phản ứng của cơ thể bé sau khi tiêm phòng. Những lưu ý tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh sẽ giúp bố mẹ còn trang bị kiến thức cần thiết để tiêm phòng. Trẻ sẽ có một buổi tiêm phòng lao an toàn và có được miễn dịch với căn bệnh lao nguy hiểm.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by
  Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: