Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm, nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Nó tương đối phổ biến và đa số là không có gì nghiêm trọng cả. Tuy nhiên bố mẹ cần tìm hiểu để giải quyết triệt để tránh ảnh hưởng sức khỏe bé.

Share this Post:
Nuôi dạy con

Bên cạnh những lý do đơn giản như đầy bụng, ngạt mũi, nóng hay lạnh quá… một vài bé có thể không ngủ ngon vì các bệnh lý liên quan đến thần kinh…

Tình trạng trẻ 2 tuổi hay khóc đêm

Theo thạc sĩ Thành Ngọc Minh, trưởng khoa Tâm bệnh, Bệnh viện Nhi trung ương, khá nhiều trường hợp trẻ đến khám vì rối loạn giấc ngủ, khiến các bậc phụ huynh lo lắng.

Bác sĩ Minh cho biết, sau khi sinh giấc ngủ có tác dụng giúp cơ thể bé phục hồi sức khỏe và phát triển. Trong khi ngủ tuyến tiền yên trong não của trẻ em tiết ra hoóc môn tăng trưởng.

Tùy theo lứa tuổi và đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh, mỗi trẻ sẽ có nhu cầu ngủ khác nhau:

  • Trẻ sơ sinh thường là 20-22 giờ mỗi ngày, chỉ thức khi đói và bị ướt.
  • Trung  bình trẻ dưới 1 tuổi ngủ 16-18 giờ mỗi ngày
  • 1-2 tuổi ngủ 14-16 giờ
  • 2-3 tuổi ngủ 12-14 giờ
  • 3-6 tuổi ngủ 11-12 giờ

Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm, nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

Nếu chu kỳ thức – ngủ ở não bị rối loạn do những nguyên nhân khác nhau sẽ gây ra rối loạn về giấc ngủ. Phần lớn các trường hợp rối loạn giấc ngủ là không tìm được nguyên nhân, hay gặp nhất là ở trẻ dưới 1 tuổi.

Khi đó có thể cho trẻ làm một số xét nghiệm xác định một số yếu tố vi lượng như canxi, magie, kẽm… Nếu vẫn chưa xác định được, có thể cho trẻ làm điện não đồ, siêu âm thóp…

Khi tất cả kết quả bình thường, chuyên gia có thể cho một chút thuốc để điều chỉnh lại giấc ngủ của trẻ. Còn nếu điện não đồ bất thường thì có thể phải điều trị lâu dài bằng thuốc điều trị động kinh.

Nguyên nhân gây tình trạng bé 2 tuổi hay khóc đêm

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi hay khóc đêm, tuy nhiên những nguyên nhân hàng đầu sau ba mẹ cần lưu ý:

Bé bị rối loạn tiêu hóa

Trẻ nhỏ rất dễ bị đầy bụng, chướng hơi có thể do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý. Nhiều phụ huynh cho con ăn quá no, ăn cơm quá sớm hoặc ăn các thức ăn mà cơ thể trẻ chưa đủ men để tiêu hóa.

Điều này khiến thức ăn chưa tiêu hóa hết ứ đọng trong lồng ruột bị vi khuẩn lên men và gây ra tình trạng đầy hơi. Đây là cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến bé ngủ không ngon giấc và hay quấy khóc đêm.

Trẻ đang đói

Trẻ em phát triển với một tốc độ đáng kinh ngạc, đặc biệt là trong 3 năm đầu đời và giai đoạn dậy thì. Chính vì thế, trẻ thường ăn rất nhiều và nhu cầu gia tăng theo thời gian.

Đặc biệt nếu có ngày nào đó trẻ hoạt động quá mức thì hôm đó trẻ cần phải được ăn nhiều hơn.

Vấn đề về thần kinh

Đối với trẻ nhỏ, hệ thần kinh của bé rất non nớt, rất dễ bị căng thẳng bởi các yếu tố bất lợi của môi trường xung quanh. Khi bé bị căng thẳng thần kinh, biểu hiện đầu tiên mà cha mẹ thường gặp nhất đó là trẻ quấy khóc dai dẳng.

Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm, nguyên nhân và cách khắc phục

Các vấn đề về thần kinh cũng có thể làm bé 2 tuổi hay khóc đêm

Trẻ nhỏ học hỏi từ việc tiếp nhận các kích thích từ thế giới xung quanh. Tuy nhiên đôi khi bé gặp khó khăn trong việc tiếp nhận tất cả các kích thích từ ánh sáng, tiếng ồn cho đến việc người này người khác ẵm bồng.

Thiếu vitamin D

Đây cũng là một nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi hay khóc đêm, ngủ không ngon giấc. Tuy nhiên, hiện nay hầu như các bé đã được bổ sung đầy đủ vitamin D ngay từ lúc mới sinh ra nên tỷ lệ thiếu vitamin D thường không cao.

Nếu con của bạn rất hay thức giấc nửa đêm và đòi ăn, rất có thể là do trẻ đói quá. Lúc này bố mẹ nên cho trẻ ăn thêm một bữa nhẹ trước khi đi ngủ, chẳng hạn như sữa chua, sữa tươi hoặc bơ đậu phộng.

Trẻ tè dầm

Trẻ 2 tuổi chưa kiểm soát được hoàn toàn khả năng đi tiểu tiện, đó là lý do vào ban đêm trong khi ngủ trẻ bị đái dầm.

Một số trẻ có thể tiếp tục ngủ như chưa có chuyện gì (nghĩ đó là mơ), một số khác thì thức giấc và khóc lóc. Điều này khá phổ biến và bình thường.

Nếu bé 2 tuổi hay khóc đêm và có dấu hiệu tè dầm, đừng trách phạt trẻ, hãy nhẹ nhàng lau dọn và để trẻ đi ngủ tiếp.

Cách giải quyết tình trạng trẻ 2 tuổi hay khóc đêm

Dưới đây là một số chia sẻ kinh nghiệm khi bé 2 tuổi ngủ không ngon giấc của các bà mẹ bỉm sữa, chị em cùng tham khảo và áp dụng luôn cho trường hợp của con mình nhé.

Tạo thói quen để hình thành giấc ngủ cho bé

Một trong những bí quyết hàng đầu giúp bé 2 tuổi ngủ khi ngủ không ngon giấc là các mẹ hãy tạo ra cho con mình những thói quen về thời gian ngủ.

Hãy cho bé học cách “ngày chơi, đêm ngủ” bằng cách: khuyến khích bé ban ngày tham gia vào các hoạt động nói chuyện, vui chơi với mọi người để kích thích cho bé tập trung ngủ vào buổi tối.

Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm, nguyên nhân và cách khắc phục

5 cách giúp trẻ bình tâm khi gặp ác mộng nửa đêm
Hầu hết trẻ sẽ có một cơn ác mộng ở một giai đoạn nào đó đáng sợ đến nỗi bé thức dậy khóc lóc và run rẩy. Đừng lo lắng vì đôi khi những cơn ác mộng là sự phát triển bình thường.

Còn trong lúc chưa đến giờ ngủ mà bé có những dấu hiệu bé buồn ngủ: cáu kính, dụi mắt, lim dim, ngáp … thì các mẹ nên vỗ về, xoa lưng để bé thư giãn trở lại, hoặc có thể cho ngậm núm vú giả (nhưng không nên quá lệ thuộc).

Buổi đêm, nếu bé đang ngủ mà tự dưng thức dậy muốn bú sữa, bạn nên nói chuyện bằng giọng dịu dàng, không bật đèn sáng để bé nhận thức và hiểu đây là giờ ngủ, không phải giờ chơi.

Như vậy sẽ tạo nên cho bé thói quen ngủ vào ban đêm sâu giấc và tập trung hơn.

Thiết lập giờ ngủ cho bé

Bên cạnh tạo thói quen để hình thành giấc ngủ, các mẹ cũng chú ý nên thiết lập một giờ ngủ cố định cho bé như thế nào để bé nhận thức được đến giờ nào mình phải đi ngủ.

Ngoài ra, các mẹ có thể kết hợp với một số việc làm như sau để bé ngủ ngoan và sâu giấc hơn như:

  • Giảm dần các hoạt động trước giờ đi ngủ
  • Tắm, mát xa cho bé
  • Âu yếm, thủ thỉ trò chuyện, chúc bé ngủ ngon.
  • Đọc sách, kể chuyện cho bé trước khi đến giờ ngủ.
  • Hát ru hoặc nghe nhạc êm dịu.

Thay đổi không gian ngủ cho bé

Không gian ngủ cũng là một trong những yếu tố giúp bé có thể nhập tâm được vào trong giấc ngủ của mình hay không?

Bé 2 tuổi thường rất ngộ nghĩnh và đáng yêu, ở độ tuổi này bé đang cần sự khám phá và bắt nhịp với cuộc sống bên ngoài.

Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm, nguyên nhân và cách khắc phục

Một không gian yên tĩnh, ánh sáng phù hợp và nhạc êm dịu sẽ cho bé một giấc ngủ sâu

Chính vì thế  để kích thích giấc ngủ nhanh hơn cho bé các mẹ thử áp dụng những cách đơn giản sau:

  • Cho bé nghe nhạc: Âm nhạc là một cách hiệu quả giúp bé ngủ nhanh hơn. Các mẹ hãy thử cho bé nghe những bản nhạc hòa tấu có giai điệu du dương, nhẹ nhàng, chắc hẳn các bé sẽ rất thích thú và phấn khởi.
  • Kích thích từ những yếu tố bên ngoài: Giảm ánh sáng, âm thanh và các hoạt động sẽ khiến bé an giấc hơn. Tuy nhiên có thể sử dụng âm thanh đều đều, nhẹ nhàng của tạp âm trắng (tiến quạt máy, tiếng máy điều hòa …) để bé có giấc ngon sâu hơn.
  • Môi trường xung quanh: Các mẹ cần thường xuyên vệ sinh, lau chùi chỗ giường ngủ/ nôi cho bé sạch sẽ, đặt ở các vị trí thoáng mát, nhiệt độ vừa phải … Đây cũng là một cách tạo cho bé có giấc ngủ sâu hơn.
  • Đặt đồ vật của bé yêu thích hoặc  trang trí  phòng theo sở thích từng bé.

Nếu đã áp dụng tất cả các biện pháp trên nhưng tình trạng trẻ 2 tuổi hay khóc đêm vẫn thuyên giảm. Bố mẹ có thể cho bé làm siêu âm thóp hoặc điện não đồ để có thêm kết quả.

Khi cho con đi khám, nên trao đổi kỹ với bác sĩ để có chế độ điều trị phù hợp. Điều này đặc biệt quan trọng vì rất có thể trẻ có vấn đề với hệ thần kinh.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Martin Nguyen
Martin Nguyen Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Related Posts: