Trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình: Cẩn thận thiếu canxi

shape

29 Th02

Martin NguyenTh02 29, 2020

Trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình: Cẩn thận thiếu canxi

Nhiều phụ huynh cho rằng, chỉ có người lớn mới mắc chứng khó ngủ, tuy nhiên nhiều chuyên gia chỉ ra rằng có khoảng 1/4 số trẻ mắc chứng khó ngủ và mất ngủ ở nhiều mức độ khác nhau. Trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình cũng còn là dấu hiệu của sự thiếu canxi hay thiếu chất dinh dưỡng.

Một số nguyên nhân phổ biến gây tình trạng bé hay bị giật mình khi ngủ bao gồm:

1. Bệnh lý thiểu năng tuyến giáp trạng.

2. Do trẻ đi học và gặp phải những sang chấn tâm lý nhẹ, tham gia các trò chơi vận động mạnh… khi đi ngủ, trẻ có thể nhớ lại trong giấc mơ và giật mình liên tục trong giấc ngủ.

3.Do chế độ ăn của trẻ: Nếu cho trẻ ăn những gì trẻ muốn sẽ vô tình làm mất cân bằng dinh dưỡng hằng ngày của con. Tình trạng lượng thức ăn hằng ngày quá nhiều hay lặp đi lặp lại một món ăn khiến cho lượng canxi cung cấp cho trẻ không những không đủ mà còn dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn, sợ ăn và dễ mắc các bệnh khác.

Dấu hiệu giấc ngủ cho thấy trẻ thiếu canxi

Ngủ đủ giấc ở bất kỳ độ tuổi nào cũng rất quan trọng. Với trẻ sơ sinh và ấu nhi giúp cho trẻ phát triển trí não và thể chất. Với người lớn, giấc ngủ giúp đầu óc tỉnh táo, minh mẫn sau một ngày làm việc căng thẳng. Nếu trẻ 2 tuổi khó ngủ, hay giật mình mẹ có thể hỏi thăm cụ thể các triệu chứng để có hướng xử lý tốt nhất.

Trẻ khó ngủ, ngủ không ngon giấc

Trẻ thường xuyên ngủ ngáy, có tật nghiến răng, dễ bị tỉnh giấc, khó thở khi ngủ hoặc bị bệnh là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó ngủ của trẻ. Ngoài ra, có một lý do quan trọng khác chính là do trẻ bị thiếu canxi.

Trẻ hay giật mình khóc đêm

Thiếu canxi dẫn đến nhiều lệ hụy khác nhau: Ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của hệ thần kinh trung ương, hoạt chất làm chậm dẫn truyền thần kinh (từ tryptophan sang melatonine), tạo giấc ngủ sâu bị ức chế, khiến trẻ hay giật mình, khó ngủ, ngủ hay mơ màng và bất an. Với bé sơ sinh là quấy khóc, với trẻ 2 tuổi là ngủ hay giật mình.

Trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình: Cẩn thận thiếu canxi

Bổ sung canxi cho bà bầu: Đúng cách, hiệu quả mới cao!
Bổ sung canxi khi mang thai là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bổ sung canxi không đúng cách, đúng liều có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn.

Nguyên nhân trẻ thiếu canxi

Trước và sau khi sinh, vai trò của canxi vẫn luôn quan trọng với sự phát triển của trẻ. Đó là giúp điều tiết sự cân bằng giữa trạng thái hưng phấn và ức chế của vỏ não. Khi cơ thể thiếu canxi, gây ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi chất của hệ thần kinh trung ương, dẫn đến tình trạng vỏ não liên tục trong trạng thái hưng phấn, khiến trẻ đã đến giờ ngủ vẫn không ngủ được.

Đồng thời, thiếu canxi cũng làm chậm các quá trình trao đổi chất, khiến trẻ chậm lớn, thấp còi. Sức khỏe không đảm bảo cùng với sự trằn trọc khi ngủ sẽ khiến trẻ dễ mệt mỏi, không muốn đi học hay tham gia các trò chơi…

Trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình: Cẩn thận thiếu canxi

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ 2 tuổi khó ngủ về đêm, trong đó có tình trạng thiếu canxi

Cần bổ sung canxi thế nào cho đúng?

Trẻ từ 1- 2 tuổi cần 500mg/ngày. Từ khoảng 4 – 8 tuổi cần 800mg/ngày và từ 9 tuổi trở lên cần 1.300mg/ngày. Để chủ động giảm thiểu tình trạng thiếu canxi mẹ nên chú ý thay đổi thực đơn khoa học để cũng cấp lượng canxi đầy đủ ngay từ các bữa ăn của trẻ.

Các thực phẩm như sữa và những chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua) chứa nhiều canxi dồi dào nhất. Sữa nguyên kem và sữa tươi có hàm lượng canxi như nhau. Ngoài ra, rau lá có màu xanh sậm, hải sản (tôm, cua, nghêu…), cá, đậu là những nguồn cung cấp canxi tự nhiên cho cơ thể.

Mẹ nên lưu ý canxi có thể tương tác với vài loại thuốc như: Kháng sinh Tetracyclin, thuốc trị bệnh tuyến giáp… Vì vậy, khi con đang bệnh, muốn bổ sung canxi mẹ cần tham vấn ý kiến của bác sĩ.

Trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình: Cẩn thận thiếu canxi

Bé 2 tuổi: Dinh dưỡng hợp lý
Trẻ được 2 tuổi là khoảng thời gian thích hợp để bạn bắt đầu theo dõi và giảm dần chất béo trong thực đơn dinh dưỡng của trẻ. Tuy vậy, có nên cắt giảm hoàn toàn chất béo? Tham khảo gợi ý để cân đối khẩu phần dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.

Một số sai lầm khi bổ sung canxi

Khi chăm sóc cho bé sơ sinh, mẹ đã có kinh nghiệm bổ sung canxi như thế nào cho đúng. Với độ tuổi lên 2, mẹ cũng nên áp dụng như quy tắc như vậy. Đó là bổ sung đúng cách, vừa đủ. Quá nhiều khiến trẻ dễ bị táo bón, đồng thời cũng gây ra chứng chán ăn, khó tiêu, buồn nôn ở trẻ. Dưới đây là một trong những sai lầm khi bổ sung canxi có thể gây ra táo bón ở trẻ:

1. Ăn nhiều thực phẩm giàu axit oxalic khi bổ sung canxi

Các loại rau như rau bina, măng tây, hành, đậu trắng, rau dền, đậu tương, có chứa oxalat dễ dàng kết hợp với can-xi trong cơ thể của bé, tạo thành các oxalate ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ canxi cho cơ thể, dẫn đến chứng táo bón ở trẻ.

2. Kết hợp nhiều thực phẩm béo và các loại dầu

Mẹ nên giảm bớt các thức ăn có quá nhiều chất béo và các loại dầu ăn vì các chất béo tạo ra sau khi tiêu hóa dễ kết hợp với canxi, làm giảm sự hấp thụ canxi trẻ càng dễ bị táo bón.

3. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ

Các thành phần chất xơ thực vật kết hợp với canxi làm giảm sự hấp thụ canxi của cơ thể, tạo ra các kết tủa canxi làm cho bé bị táo bón.

Tóm lại, trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình có nhiều nguyên nhân khác nhau, mẹ cần tìm hiểu đúng “ngọn ngành” để điều trị sớm, giúp bé phát triển khỏe mạnh.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc