Trẻ bị nôn: Khi nào là bất thường?

shape

13 Th04

Julia PhạmTh04 13, 2020

Trẻ bị nôn: Khi nào là bất thường?

Bên cạnh chuyện bé nôn do phản ứng vật lý bình thường thì có khá nhiều nguyên nhân bất thường khác dẫn tới tình trạng bé bị nôn. Ví dụ như: do mệt mỏi, căng thẳng, ăn quá no, đầy bụng, nô nghịch, ngộ độc thực phẩm, do bị ho, bị bệnh…. Tất cả đều là những trường hợp nguy hiểm mẹ cần đề phòng.

Trẻ nôn kèm dấu hiệu nào là bình thường?

Nôn là hiện tượng bình thường và khá phổ biển ở trẻ trong giai đoạn đầu đời. Bởi vì, thời gian này bé đang dần thích nghi với mùi vị, với thức ăn, các cơ quan trong cơ thể bé đang dần phát triển để “hòa hợp” với đồ ăn mà bé nạp hàng ngày.

Mẹ biết cách nuôi con cần phải phân biệt được giữa nôn ói và ọc sữa. Nôn ói là khi trẻ nôn tất cả những thực phẩm đã ăn ra ngoài. Trong khi ọc sữa chỉ là một lượng thức ăn nhỏ kèm theo chứng ợ nóng.

Khi ăn xong, nhiều bé bị nôn ra một chút sữa (ọc sữa). Bé sẽ sợ và khóc… Tuy nhiên ọc sữa sẽ giảm nếu bé không đùa nghịch sau khi ăn và nó không ảnh hưởng đến việc tăng cân của bé.

Ở đây, nôn trớ không quá nguy hiểm, bạn cần theo dõi bé thêm, bạn cần yên tâm về sức khỏe của con miễn là bé khỏe mạnh, chơi đùa, tăng cân đều đặn.

Trẻ bị nôn: Khi nào là bất thường?

Trẻ bị nôn nhưng không sốt, vẫn bú, ăn và vui chơi bình thường thì mẹ không cần lo lắng

Những biểu hiện bất thường khi trẻ bị nôn

Trong vài tháng đầu tiên của bé, nôn có thể gây ra bởi các vấn đề liên quan tới đồ ăn của bé, hoặc bé bị đầy bụng. Nôn ói có thể là hệ quả của vấn đề vệ sinh thực phẩm hoặc bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, nhất là trong những tháng đầu tiên.

Mẹ nên gọi bác sĩ nếu thấy bé có xuất hiện những dấu hiệu sau:

  • Bé ói và có dấu hiệu mất nước, bao gồm miệng khô, mắt khô, bé ít đi tiểu hơn bình thường
  • Trẻ bị nôn sốt, sốt trên 38 độ, trẻ bị sốt chân tay lạnh
  • Không chịu uống sữa
  • Trẻ bị nôn liên tục trong một thời gian dài, kéo dài trong 24 tiếng
  • Có hiện tượng khó thở, tim đập nhanh
  • Nôn ói có kèm máu và mật xanh
  • Nôn liên tục kèm tiêu chảy có thể là do các chứng hẹp môn vị, nhiễm trùng nước tiểu, nhiễm trùng tai… các bệnh mà bé có khả năng mắc phải.

Trẻ bị nôn: Khi nào là bất thường?

Trẻ nôn mà bị sốt, khó thở, khóc la nhiều thì mẹ cần đưa đến bác sĩ ngay

Mẹ làm gì khi trẻ bị nôn không sốt?

Khi trẻ bị nôn không sốt, đầu tiên mẹ cần tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này. Sau đó mẹ có thể thực hiện một số biện pháp sau đây để giúp bé nhanh hồi phục sức khỏe:

  • Giữ cho bé đủ nước: Nôn mửa có thể khiến bé bị mất nước. Để bổ sung nước cho bé mẹ nên cho bé uống thêm dung dịch bù nước. Đối với các bé đang bú mẹ hoặc bú sữa công thức thì mẹ cho bé bú nhiều hơn.
  • Để bé nghỉ ngơi đầy đủ: Khi bé ngủ, dạ dày và ruột sẽ ít bị kích thích khiến bé ít nôn hơn. Giữ cho bé ngủ ngon, bé sẽ nhanh chóng khỏe lại.
  • Giúp bé trở lại thói quen ăn uống bình thường: Sau khi bé nôn, mẹ cần giúp bé trở lại thói quen ăn uống hàng ngày. Mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn các loại thức ăn dễ tiêu như chuối, sữa chua.
  • Hạn chế thức ăn đặc: Khi bé bị nôn mẹ không nên cho bé ăn thức ăn đặc vì chúng sẽ khiến bé bị khó tiêu. Mẹ chỉ nên cho bé thức ăn đặc 6 tiếng sau lần nôn cuối cùng của bé. Tránh cho bé các loại thực phẩm cay, béo.
  • Tạo môi trường thoải mái: Mùi hôi, ánh sáng chói hoặc đi xe cũng có thể gây buồn nôn. Mẹ nên tránh các kích thích như mùi nước hoa, khói, hay cho bé ở trong phòng bí bách.
  • Không cho bé uống thuốc chống nôn: Mẹ không nên tự cho bé uống thuốc chống nôn mà cần phải hỏi ý kiến bác sĩ.

Trẻ bị nôn: Khi nào là bất thường?

Chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ và những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
Chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em khá phổ biến vì hệ miễn dịch ở lứa tuổi này còn chưa hoàn thiện. Khi mắc bệnh, trẻ thường có biểu hiện như: đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy, lười ăn, kém hấp thu… Nó gây ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ.

Cách xử lý khi trẻ ăn vào là bị nôn

Một số căn bệnh có thể gây ra tình trạng nôn ói liên tục ở trẻ em. Trước khi xác định chính xác bé đang bị gì, mẹ nên cố gắng không để trẻ mất nước nhiều hơn nữa.

Tránh để bé ăn nhiều cùng lúc. Nên chia thức ăn thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Nên bổ sung thêm lượng nước cho cơ thể bé.

Tuy nhiên, mẹ không nên cho bé uống nước trái cây, chỉ nên cho bé uống sữa và nước đun sôi. Sau khi ăn xong, mẹ có thể giúp con xoa lưng.

Bạn nên để con ngồi yên, không để bé chạy nhảy, chơi đùa sau khi ăn ít nhất 20 phút. Sau 14-24 tiếng, nếu nhận thấy bé không còn nôn ói nữa, mẹ có thể cho con ăn theo chế độ ăn bình thường.

Không nên cho trẻ dùng thuốc chống nôn ói nếu không có sự cho phép của bác sĩ. Nếu bé trên 2 tuổi, mẹ có thể pha nước gừng ấm và cho con uống từng chút một. Gừng có tác dụng lên dạ dày, đường ruột và giảm triệu chứng buồn nôn.

Trẻ bị nôn: Khi nào là bất thường?

Bé trên 2 tuổi mẹ có thể cho uống trà gừng để giảm nôn ói

Theo bác sĩ Nguyễn Thu Thủy cho biết trên báo Sức khỏe và Đời sống, khi trẻ nôn, trẻ sẽ mất một lượng nước khá lớn. Do đó, quan trọng là phải bổ sung lượng nước đã mất để cơ thể bé không mất chất điện giải. Cha mẹ có thể dùng dung dịch Oresol, nước đun sôi để nguội hay nước trái cây loãng.

Trường hợp trẻ nôn trớ kéo dài hoặc nôn do bệnh lý mà trẻ có biểu hiện các triệu chứng như: sốt, đau bụng, lơ mơ, co giật, hay nôn ói liên tục, có dấu hiệu mất nước như: miệng khô, ít nước mắt, tiểu ít… thì cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc