Trẻ biếng ăn, nguyên nhân, giải pháp và những sai lầm mẹ cần tránh

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), để khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn thì bố mẹ cần tìm ra những sai lầm của mình và khắc phục. Vì nó sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và sở thích của trẻ trong vấn đề ăn uống.

Share this Post:
Nuôi dạy con

Trẻ biếng ăn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh phải đau đầu. Theo các chuyên gia nhi khoa, không có công thức nào đúng với các trẻ. Chỉ khi tìm được đúng nguyên nhân, cha mẹ mới có thể khắc phục thành công chứng biếng ăn của con.

Tạo sức ép để trẻ ăn, dỗ trẻ ăn bằng điện thoại, tivi hay dùng cố định một loại thực phẩm đều là những sai lầm cố hữu của nhiều phụ huynh Việt. Các bậc cha mẹ nên khắc phục những tình trạng này để giúp trẻ ăn ngon miệng trở lại.

Quá nhiều thời gian cho thiết bị thông minh

Với cách nuôi dạy con cái thời nay, tranh cãi về việc cho phép con trẻ sử dụng thiết bị điện tử chưa bao giờ hạ nhiệt. Nhất là với một số trẻ 2-3 tuổi trở lên, không còn trong giai đoạn bú mẹ.

Trẻ biếng ăn, nguyên nhân, giải pháp và những sai lầm mẹ cần tránh

Trẻ xem tivi, điện thoại khi ăn sẽ bị mất tập trung, giảm hấp thụ gây ra chán ăn

Nếu dành quá nhiều thời gian cho các thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính bảng, tivi, trẻ mất cảm giác thèm ăn uống. Bên cạnh đó, không ít cha mẹ áp dụng “chiêu” vừa ăn, vừa xem điện thoại để bé ăn nhanh và nhiều hơn.

Khi vừa ăn, vừa xem, trẻ sẽ như một cái máy chỉ biết há miệng và nuốt thức ăn, không biết món đó có ngon hay không. Như vậy, việc hấp thu, tiêu hóa sẽ gặp vấn đề.

Kết quả là dù ăn được nhiều nhưng vẫn có nguy cơ trẻ suy dinh dưỡng, thậm chí mắc bệnh dạ dày.

La mắng, dọa nạt, bắt trẻ ăn bằng mọi giá

Sự phát triển thể chất của bé 1-2 tuổi chậm hơn giai đoạn dưới một tuổi, trung bình bé tăng 2,4 kg/năm. Cha mẹ ép ăn trong giai đoạn này sẽ làm bé biếng ăn kéo dài đến 3-4 tuổi hoặc lâu hơn.

Với các bé tăng trưởng tốt, bé biếng ăn vài ngày là hiện tượng bình thường. Hiện nay, nhiều cha mẹ lo lắng thái quá về tình trạng ăn uống của bé.

Họ ép con ăn bằng mọi giá, con đã no nhưng vẫn bắt ăn thêm. Cách làm này hoàn toàn sai lầm, có thể khiến bé sợ hãi mỗi khi tới giờ ăn.

Dùng quá nhiều loại thực phẩm trong một bữa

Với trẻ đang tập ăn, đặc biệt tuổi nhũ nhi, cha mẹ Việt thường có cách chế biến trộn nhiều loại thực phẩm thành một hỗn hợp, sau đó xay nhuyễn, tạo hương vị rất khó ăn.

Trẻ biếng ăn, nguyên nhân, giải pháp và những sai lầm mẹ cần tránh

Dùng thực phẩm xay nhuyễn, hỗn hợp có thể làm trẻ chán ăn

Trẻ trong giai đoạn này cần thích nghi dần với từng loại thực phẩm, cha mẹ lại cho dùng món thập cẩm sẽ làm trẻ không cảm nhận được mùi vị, kém hấp dẫn, dẫn đến biếng ăn.

Quên bổ sung vi chất cho bé

Thiếu hụt vi chất như sắt, kẽm là một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên tình trạng chán ăn ở trẻ. Trẻ dưới 2 tuổi thiếu máu thiếu sắt khá phổ biến ở nước ta. Biểu hiện là da hơi xanh, niêm mạc, môi, vành mắt nhợt nhạt.

Trẻ lớn có thể thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt còn trẻ nhỏ không chịu chơi, quấy khóc kéo dài. Trẻ bị thiếu máu kéo dài thường kém ăn, ăn không ngon, thậm chí gây chậm phát triển trí tuệ và thể lực.

Trẻ biếng ăn, nguyên nhân, giải pháp và những sai lầm mẹ cần tránh

Trẻ sơ sinh bị khô môi, nguyên nhân và cách chữa trị mẹ cần biết!
Hiện tượng trẻ sơ sinh bị khô môi làm bé khó chịu và quấy khóc. Đây là tình trạng khá phổ biển ở trẻ nhỏ. Chỉ cần tìm hiểu nguyên nhân, mẹo chữa trị và phòng tránh hợp lý, bé yêu sẽ vượt qua tình trạng khó chịu này!

Cha mẹ có thể nhận biết trẻ thiếu kẽm nếu thấy bé chậm phát triển hoặc ăn không ngon miệng, tiêu chảy, rụng tóc, viêm da, móng tay có đốm, rối loạn giấc ngủ hoặc dễ nhiễm cúm do suy giảm miễn dịch…

Nếu bé xuất hiện những dấu hiệu này, mẹ nên đưa đi thăm khám để tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục kịp thời cho trẻ thấy ngon miệng hơn.

Thực đơn nhàm chán, ít thay đổi

Trẻ phải ăn một món kéo dài trong nhiều ngày, thường xuyên lặp lại hoặc mẹ chỉ chế biến các món ăn một cách đơn điệu. Như vậy sẽ không kích thích được vị giác và làm con có cảm giác nhàm chán khi ăn.

Trẻ biếng ăn, nguyên nhân, giải pháp và những sai lầm mẹ cần tránh

Những món ăn quen thuộc nhàm chán cũng làm trẻ kém hứng thú khi ăn

Mẹ nên thường xuyên thay đổi loại thực phẩm, món ăn, xen kẽ giữa thức ăn mới và thức ăn cũ mà trẻ thích. Biên pháp này vừa giúp trẻ ăn ngon vừa cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng cho bé theo độ tuổi.

Ngoài ra mẹ cần đa dạng cách chế biến, trang trí món ăn theo dạng tạo hình bắt mắt. Như vậy sẽ kích thích trẻ “hào hứng” hơn với các bữa ăn.

Chế độ ăn không phù hợp

Ngoài ra, nhiều cha mẹ Việt quan niệm trong thực đơn hàng ngày của trẻ phải ăn nhiều rau. Ăn một lượng rau vừa phải sẽ thúc đẩy nhu động đường ruột và đi tiêu.

Tuy nhiên, ăn quá nhiều có thể dẫn đến chứng khó tiêu. Trẻ ăn quá nhiều rau sẽ gây cản trở sự hấp thu canxi và kẽm trong cơ thể. Nó làm ảnh hưởng đến sự phát triển trí thông minh và xương.

Trẻ biếng ăn, nguyên nhân, giải pháp và những sai lầm mẹ cần tránh

Trẻ suy dinh dưỡng đôi khi không phải do thiếu ăn các mẹ ơi!
Trẻ suy dinh dưỡng có thể xảy ra từ khi còn trong bụng mẹ hay cả khi đến tuổi trưởng thành. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh suy dinh dưỡng chứ không chỉ là do thiếu ăn như quan niệm xưa nay.

Bên cạnh đó, ít ăn hoa quả, thiếu vitamin C – B cũng là một trong những nguyên nhân ít ai ngờ gây biếng ăn ở trẻ. Nguyên nhân do trẻ bị sưng lợi , dễ chảy máu, vòm miệng và lưỡi có nhiều mụn nhiệt, dễ ốm vặt. Trẻ hay mệt mỏi khi hoạt động.

Bé còn phù nề, dễ mọc mụn nhiệt quanh vòm miệng, da tay chân nóng và dễ viêm, dễ rối loạn tiêu hóa, hay nôn, chán ăn, tinh thần không phấn chấn.

Lời khuyên cho các mẹ có trẻ biếng ăn

  • Đừng bỏ cuộc nếu bé từ chối món ăn của bạn. Hãy kiên nhẫn tìm cơ hội giới thiệu lại cho bé, ít nhất 10 lần hoặc hơn để trẻ làm quen.
  • Cha mẹ nên giới hạn sữa không quá 500 ml/ngày. Sử dụng sữa quá nhiều sẽ làm bé dễ no và không hứng thú ăn.
  • Bạn không nên ép bé phải ăn gì. Với bé đủ cân nên cho ăn đúng lượng bé muốn và giới thiệu nhiều loại thức ăn. Nếu bé nhẹ cân, bạn nên giới hạn đủ lượng theo độ tuổi nhưng chia nhỏ bữa ăn và đa dạng thức ăn.
  • Bạn không nên chọn giờ ăn sau khi bé chơi quá mệt, hãy cân bằng giờ ăn và giờ chơi hợp lý.
  • Cha mẹ không nên cho hay thưởng bé bánh kẹo, thức ăn không lành mạnh để thay thế phần thức ăn bé không chịu ăn. Con sẽ hình thành thói quen xấu “ăn là được thưởng”.
  • Thời gian cho bữa chính không quá 30 phút, bữa phụ 20 phút. Nếu bé bướng hơn 10 phút, bạn để bé ngồi yên trên ghế vài phút trước khi cho bé ra khỏi ghế và kết thúc bữa ăn.
  • Cha mẹ nên tạo môi trường bữa ăn không quá áp lực và có nhiều tác nhân làm sao nhãng (tivi, điện thoại, đồ chơi).
  • Các bé độ tuổi này khuyến khích nên ăn cùng thời điểm với các thành viên trong gia đình, được ngồi ghế ăn dặm cao. Việc nhìn và bắt chước cách ăn của các thành viên khác giúp bé vượt qua giai đoạn biếng ăn tốt.
  • Cho trẻ ăn thêm 2 bữa phụ để cung cấp thêm năng lượng cho hoạt động ở độ tuổi này. Hãy lựa chọn thực đơn bữa phụ đơn giản, tạo cơ hội cho bé cùng bạn chuẩn bị, các trẻ đều thích những món có vai trò trong quy trình đó.

Nhìn chung, biếng ăn là tình trạng thường thấy ở trẻ, và cũng là một trong những mối bận tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, ba mẹ hoàn toàn có thể tìm hiểu tại vì sao trẻ biếng ăn, từ đó có giải pháp phù hợp.

Bên cạnh những giải pháp nêu trên, phụ huynh có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng dành cho trẻ, hỗ trợ trẻ tăng trưởng khỏe mạnh lâu dài.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Khanh Elisa
Khanh Elisa Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: