Trẻ biết nói sớm có thông minh không?
Trong những năm tháng đầu đời nếu trẻ đạt được các cột mốc phát triển quan trọng sớm là điều mà cha mẹ thực sự mong muốn. Chẳng hạn trẻ biết lẫy, biết bò, biết ngồi, lẫm chẫm bước đi và đặc biệt là những câu nói bập bẹ đầu tiên. Đây là những dấu hiệu cho thấy bé nhà bạn có sự phát triển tốt về não bộ. Vậy, trẻ biết nói sớm có thông minh không?
1. Trẻ biết nói khi nào?
Trẻ biết nói sớm có thông minh không là một vấn đề được rất nhiều mẹ thắc mắc. Ngôn ngữ là một quá trình học tập lâu dài, tuy nhiên cha mẹ cần biết sự phát triển của trẻ sơ sinh trong năm đầu tiên rất quan trọng. Bởi đó sẽ là cơ sở nền tảng cho khả năng nói và hiểu của trẻ sau này.
Trẻ từ 3-12 tháng
Giai đoạn này trẻ bắt đầu bi bô, ríu rít làm ra đủ loại âm thanh giống như đang nói chuyện hoặc giao tiếp bằng cử chỉ với người khác.
Ngôn ngữ của bé phát triển thế nào trong năm đầu đời?
Từ giây phút chào đời, bé đã học cách giao tiếp với bạn. Lúc này, tai bé đã phát triển hoàn thiện để có thể nghe thấy khi còn là thai nhi 4 tháng tuổi nằm trong bụng mẹ.
Trẻ từ 12-18 tháng
Trong thời gian này bé có thể nói được những từ đơn, từ ghép, lặp lại từ ngữ khi được dạy hay nghe trong cuộc trò chuyện của người lớn. Trẻ có khả năng học tập và tiếp thu thêm vốn từ vựng, đặc biệt trẻ có thể hiểu và làm theo những hướng dẫn đơn giản.
Trẻ từ 18 tháng-2 năm
Lúc này vốn tự vựng của bé đã khá nhiều và biết bắt đầu ghép từ lại với nhau để tạo thành những câu ngắn. Trẻ sẽ hiểu được những gì người khác nói và ngược lại, bạn cũng hiểu được bé đang muốn nói gì.
Trẻ từ 2-3 tuổi
Trẻ đã có thể nói những câu phức tạp hơn, rõ chữ hơn, chính xác hơn. Nếu quan sát mẹ sẽ thấy bé rất hay tự nói chuyện trong lúc chơi.
Trẻ từ 3-5 tuổi
Bây giờ trẻ đã sử dụng ngôn ngữ một cách khá tốt và lưu loát, biết kiểm soát giọng điệu cũng như kết hợp với ngôn ngữ cơ thể để thể hiện. Trẻ có thể tham gia vào bất kỳ cuộc trò truyện nào với nhiều chủ đề khác nhau. Câu nói đầy đủ có chủ ngữ vị ngữ, mang tính logic và bé sẽ có vô vàn những câu hỏi thắc mắc cần ba mẹ giải đáp ở lứa tuổi này.
Bí quyết phát triển ngôn ngữ cho bé từ trong nôi
Mới sinh ra, bé nào cũng có cùng một khởi đầu như nhau. Theo thời gian, với sự tiếp xúc với môi trường và cách truyền thụ của bố mẹ, bé sẽ đạt được những mốc phát triển khác nhau về mặt ngôn ngữ. Điều đáng ngạc nhiên là mẹ có thể bắt đầu tạo dựng "vốn liếng" ngôn ngữ cho con từ thuở còn nằm nôi
2. Trẻ biết nói sớm có tốt không?
Trẻ biết nói sớm có thông minh không còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Do đó, không phải trẻ nào biết nói sớm cũng đều đạt những chỉ số thông minh cao, nhưng đây cũng là một trong những tín hiệu đáng mừng. Bởi theo các chuyên gia nghiên cứu những trẻ biết nói sớm và nói nhiều, các bé nhiều khả năng sẽ có chỉ số IQ cao hơn khi lên 3 tuổi và kết quả kiểm tra tốt hơn khi 9 tuổi so với những bé cùng tuổi nhưng ít nói.
Ngoài ra, phát triển ngôn ngữ từ sớm còn giúp hỗ trợ khả năng giao tiếp cũng như thể hiện và hiểu được cảm xúc của bản thân. Hơn nữa còn hỗ trợ tư duy và giải quyết các vấn đề cho sự phát triển sau này của trẻ. Theo đó, thay vì lo lắng không biết bé biết nói sớm có tốt không thì hãy vui mừng lên, mẹ nhé!
Trẻ biết nói sớm cũng có thể gặp phải những khó khăn nhất định. Chẳng hạn, khi bạn bè cùng trang lứa chỉ mới bập bẹ nói được vài từ, bé đã có thể nói lưu loát hàng câu dài. Điều này dễ khiến bé bị lạc lõng trong tập thể những trẻ cùng tuổi và cảm thấy không ai đáp lại mình.
Trẻ biết nói sớm không có nghĩa rằng mọi kỹ năng khác của bé cũng được phát triển với tốc độ tương ứng. Chẳng hạn, một em bé 18 tháng tuổi biết nói rất nhiều câu, từ nhưng thường thì bé vẫn còn tập bước đi, tập leo cầu thang, tập chạy và vẫn chưa biết cách kiểm soát chuyện đi tiêu, tiểu của mình như bao em bé khác ở cùng lứa tuổi này.
3. Bí quyết giúp trẻ luyện tập khả năng ngôn ngữ
Sau khi chào đời trẻ dành phần lớn thời gian ở bên bố mẹ vì vậy, sự tương tác giữa bố mẹ và con cái là điều cực kỳ quan trọng. Cách tốt nhất để khuyến khích và tập cho bé nói sớm chính là tích cực thường xuyên nói chuyện với bé.
Nói chuyện với bé thường xuyên sẽ giúp bé nhanh biết nói hơn
– Hãy đối xử và nói chuyện với bé như một người “hiểu chuyện” thật sự. Mặc dù vẫn chưa hiểu nội dung nhưng qua đó sẽ giúp bé cũng cố vốn từ.
– Khi bé bắt đầu biết bập bẹ, phản ứng lại với âm thanh mẹ sẽ thấy cuộc đối thoại trở nên thú vị hơn rất nhiều. Đôi khi bé còn cảm thấy vui và phấn khích.
– Tuy vẫn chưa thể nói nhưng trẻ đã biết dùng cử chỉ của cơ thể để diễn đạt mong muốn của mình. Bé sẽ lắc đầu như thể đang muốn nói “không” hoặc, chỉ vào một món đồ chơi nào đó với nét mặt hào hứng để thể hiện rằng “con muốn”. Mẹ hãy cố gắng quan sát và đáp ứng lại những nhu cầu của con, việc làm này sẽ khuyến khích bé giao tiếp nhiều hơn.
– Giới thiệu từ mới cho bé là điều quan trọng, hãy tạo điều kiện để bé được tiếp xúc liên tục với những từ ngữ khác nhau trong hiều hoàn cảnh cụ thể để bé dễ nhớ hơn.
– Khi đã biết nói sơ sơ mẹ cần khuyến khích bé kể chuyện, bất cứ là câu chuyện gì về những điều trong quá khứ, hiện tại hay kế hoạch cho tương lai.
– Đọc sách cho trẻ không chỉ giúp trẻ biết nói sớm mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách của trẻ sau này. Hãy đọc và chia sẻ những câu chuyện thú vị hoặc liên kết với những gì đang xảy ra trong cuộc sống.
Để biết trẻ biết nói sớm có thông minh không, mẹ không chỉ cần dựa vào những nghiên cứu khoa học đã có mà cần tỉ mỉ quan sát con. Trí thông minh không phải tự nhiên mà có, nó phụ thuộc rất nhiều vào cách nuôi dạy của ba mẹ. Do đó, muốn con thông minh, mẹ cần theo sát để có phương pháp giáo dục phù hợp với tính cách và từng giai đoạn phát triển của trẻ.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.