Trẻ em tự kỷ: Không còn là chuyện riêng của mỗi nhà

shape

31 Th10

Martin NguyenTh10 31, 2019

Trẻ em tự kỷ: Không còn là chuyện riêng của mỗi nhà

Nếu như năm 2001, tỉ lệ này nằm ở mức 1/150 thì ngày nay, con số đó đã lên tới 1/88 và dự báo sẽ tăng cao hơn trong vòng năm năm tới. Nhân buổi hội thảo về bệnh tự kỷ đầu tiên tổ chức tại Việt Nam, chúng tôi đã có dịp phỏng vấn ông Andy Shih về tình hình và thực trạng bệnh tự kỷ hiện nay cũng như những giải pháp mà tổ chức do ông quản lý – Austism Speaks đang cố gắng hỗ trợ cho cộng đồng trẻ tự kỷ.

Về tiến sĩ Andy Shih

Tiến sĩ Andy Shih hiện là phó chủ tịch, phòng khoa học cho tổ chức Austism Speaks. Nhân chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai, ông tổ chức buổi tọa đàm đầu tiên tại Hà Nội để tuyên truyền nhận thức rõ hơn về bệnh tự kỷ tại Việt Nam. Đồng thời thành lập một chương trình huấn luyện thử nghiệm cho phụ huynh cũng như những người làm việc trong ngành chữa trị trẻ tự kỷ để họ hiểu biết thêm về căn bệnh này.

Ông có thể nói sơ về chứng bệnh tự kỷ và những khó khăn mà người bệnh tự kỷ có thể gặp phải trong cuộc sống không?

Tự kỷ là thuật ngữ chung nhằm miêu tả sự rối loạn về phát triển não. Hiện 1 trong 88 trẻ em tại Mỹ mắc bệnh và ảnh hưởng đến khoản 1% trẻ em trên thế giới. Những khó khăn mà trẻ mắc bệnh tự kỷ có thể gặp phải bao gồm yếu kém trong giao tiếp, khó khăn trong việc kiểm soát phản ứng tâm lý lẫn điều khiển cơ thể, và khó khăn trong việc bộc lộ suy nghĩ cảm xúc bản thân.

Như ông nói thì tự kỷ có thể xem như một khuyết tật về tâm lý vậy nguyên nhân nào khiến trẻ em mắc chứng bệnh tự kỷ?

Tôi nhận được rất nhiều thắc mắc từ các bậc cha mẹ về nguyên nhân gây ra bệnh tự kỷ và  tôi cũng khẳng định rằng chứng bệnh này không xuất phát từ giáo dục. Nguyên nhân chính là ở yếu tố di truyền và môi trường như ô nhiễm không khí hay lúc mang thai người mẹ không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng; cha mẹ lớn hơn 40 tuổi thì nguy cơ trẻ sinh ra bị bệnh cũng cao hơn.

Vậy dấu hiệu nào giúp các bậc cha mẹ nhận biết con mình bị tự kỷ để họ có thể so sánh xem con mình có thực sự bị bệnh này hay không?

Những dấu hiệu cảnh báo bao gồm thiếu giao tiếp bằng mắt, không phản ứng khi được gọi tên, không cười và ít thể hiện cảm xúc. Phụ huynh được khuyến khích khi thấy trẻ sau 12 tháng tuổi trở đi có những dấu hiệu nghi ngờ trên nên gặp ngay bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ.

Theo ông, tỉ lệ thành công trong việc chữa trị chứng tự kỷ là bao nhiêu phần trăm và ông có thể chia sẻ một vài câu chuyện về những trường hợp đã vượt qua chứng rối loạn tự kỷ với độc giả được không?

Thực sự hiện nay vẫn chưa có một con số thống kê cụ thể về sự hòa nhập của người bị tự kỷ trong xã hội tuy nhiên Autism Speaks ghi nhận một số nước có sự phát triển trong những chương trình và chính sách giúp đỡ người tự kỷ gồm có Bangladesh, Brazil và Trung Quốc. Về một trường hợp cụ thể đã thành công trong việc chiến thắng căn bệnh này thì tôi xin dẫn chứng anh Sandrio ở Peru. Do được can thiệp trong những giai đoạn sớm nên hiện nay anh ấy đã có thể đi làm, kiếm tiền và nuôi sống gia đình. Cha mẹ của anh ấy đều ốm yếu bệnh tật và anh đã trở thành trụ cột chính trong gia đình. Câu chuyện này cho thấy người tự kỷ cũng có rất nhiều tiềm năng để hòa nhập vào với xã hội nếu được can thiệp tốt và hỗ trợ kịp thời.

Trong quá trình làm việc tại Việt Nam, ông cảm thấy là cộng đồng người bị tự kỷ tại Việt Nam hiện nay như thế nào và khoảng cách về điều kiện đối với cộng đồng này giữa Mỹ và Việt Nam có quá xa không?

Tôi mới ở Việt Nam một thời gian ngắn nên có thể nhận định chưa hoàn toàn chính xác. Nhưng tôi có thể thấy là có nhiều điểm tương đồng giữa cộng đồng tự kỷ Việt Nam và trên thế giới đó là cá nhân cũng như phụ huynh chưa nhận được những sự hỗ trợ đáng kể từ xã hội cũng như nguồn lực, tài liệu, cơ sở hạ tầng phục vụ cho chứng bệnh tự kỷ này. Do đó trong chuyến đi này tôi cũng muốn mang tới những giải pháp để giúp tối ưu hóa công tác phục vụ cho cộng đồng tự kỷ tại Việt Nam.

Đứng trên phương diện xã hội, theo ông chúng ta phải có những động thái nào để giúp đỡ cộng đồng người tự kỷ?

Ngoài những thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh thì mức độ nhận thức của các vùng sâu vùng xa quả là một thử thách lớn bởi chúng tôi không biết làm thế nào để các thông tin quan trọng đến được với người dân chính xác và nhanh nhất. Do đó, truyền thông và báo chí đóng một vai trò rất quan trọng để truyền đạt thông tin tới cho mọi người. Càng nhiều người hiểu về bệnh tự kỷ, những đứa trẻ càng sớm được chữa trị cũng như quản lý cuộc sống tốt hơn.

Trẻ em tự kỷ: Không còn là chuyện riêng của mỗi nhà

Trẻ tự kỷ cần được phát hiện sớm và chữa trị đúng cách.

Hiện nay ở Việt Nam có rất ít trường và cơ sở giúp chữa trị cho trẻ em tự kỷ, với khả năng của Austism Speaks, ông có dự định gì để giúp đỡ các trẻ em Việt Nam bị tự kỷ không?

Vấn đề ở trên toàn cầu hiện nay đó chính là về nguồn lực. Tỉ lệ trẻ mắc bệnh tự kỷ là 1-2% trên toàn dân số. Tuy nhiên, đặc thù của bệnh tự kỷ là phải có sự tương tác giữa một bác sĩ và bệnh nhân với nhau để có thể giúp người bệnh hồi phục. Tại Việt Nam nơi dân số hiện nay là 90 triệu dân, bài toán đặt ra là làm sao chúng ta đào tạo được một triệu bác sĩ, y tá để có thể tư vấn trực tiếp cho những trẻ bị tự kỷ. Do đó, mục tiêu đặt ra là huấn luyện cho cả những người chuyên (bác sĩ, y tá) lẫn không chuyên (tình nguyện viên, phụ huynh) trong lĩnh vực này, đưa sự nhận biết phủ sóng càng rộng càng tốt. Đó chính là ý định và mục tiêu dài hạn của tổ chức Autism Speaks tại Việt Nam.

 Nói về tổ chức Autism Speaks, hiện nay tổ chức của ông đã có mặt trên bao nhiêu quốc gia và những thành tựu tổ chức đã đạt được trong việc giúp đỡ trẻ em tự kỷ cho tới nay là gì?

Hiện nay tổ chức Austism Speaks đã có mặt trên 42 quốc gia trên toàn thế giới. Từ khi thành lập, chúng tôi đã mang đến hơn 195 triệu đô cho việc nghiên cứu và phát triển nguồn lực cho hộ gia đình. Dựa trên ba mục tiêu chính là nâng cao nhận thức của cộng đồng và giới chuyên môn về rối loạn phổ tự kỷ, nâng cao chuyên môn và hợp tác trong nghiên cứu và nâng cao công tác chẩn đoán sớm bằng tập huấn và chuyên môn.

Cảm ơn ông và xin chúc ông cùng tổ chức Autism Speaks sẽ gặt hái được những mục tiêu trong công cuộc chữa trị trẻ em tự kỷ không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.

Kim Bùi

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc