Trẻ sơ sinh bị khô da: Chuyện nhỏ!

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị khô da khiến nhiều cha mẹ lo lắng, không hiểu bé bị thiếu chất gì hay có nguyên nhân nghiêm trọng nào gây ra tình trạng này. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp và các mẹo cực đơn giản để giảm khô da cho bé

Share this Post:
Nuôi dạy con

Vì sao trẻ sơ sinh bị khô da?

Da của thai nhi khi nằm trong bụng mẹ có một lớp bao phủ có màu vàng và hơi trơn, đặc giống phô mai gọi là chất gây (vernix caseosa). Khi trẻ ra đời, lớp bảo vệ này sẽ dần được gột rửa sạch và bong ra, lớp da không còn màng bảo vệ thường dễ bị khô, bong tróc khi tiếp xúc với không khí, nước, nhiệt độ, quần áo và khăn bông…

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị khô da có khuynh hướng tăng lên trong mùa đông, khi nhiệt độ giảm đi và không khí trở nên ít độ ẩm hơn. Vào mùa hè, khi nhiệt độ tăng lên, bé cũng dễ bị mất cân bằng độ ẩm trên da dẫn đến da khô. Nếu bạn mang cục cưng đi theo trong những chuyến đi biển, rất nhiều khả năng bé sẽ bị khô da do ánh mặt trời và do không khí có lẫn muối biển.

Thông thường, hiện tượng trẻ sơ sinh bị khô da sẽ tự hết mà không cần phải điều trị. Trẻ cũng chẳng cần dùng phấn, dầu hay nước giữ ẩm. Nếu da trẻ quá khô thì bạn có thể dùng chút chút dầu giữ ẩm hoặc thuốc mỡ loại không mùi để thoa lên những vùng da bị khô, giúp bé cải thiện độ ẩm trên da. Tuy nhiên, để bé cảm thấy thật thoải mái, dễ chịu, việc sử dụng một vài biện pháp an toàn và nhẹ nhàng là điều nên làm.

Ngoài ra, một số trường khô da ở trẻ sơ sinh là do thời tiết thay đổi khiến da trẻ bị khô nhưng cha mẹ lại không biết cách chăm sóc khiến da bé càng khô hơn.

Trẻ sơ sinh bị khô da: Chuyện nhỏ!

Bố mẹ không nên lo lắng rằng con bị thiếu chất khi thấy hiện tượng trẻ sơ sinh bị khô da. Trong những tháng đầu đời, bé chỉ cần bú đủ sữa mẹ là đã có hầu hết các chất cần thiết cho cơ thể

Ngoài hiện tượng khô da, nhiều trẻ còn có vết bớt bẩm sinh, hay nhiều mẩn đỏ nhưng dần dần theo thời gian những vết này cũng sẽ mờ đi mà không cần điều trị. Tuy nhiên với những vết ngứa lâu ngày, bố mẹ cần cho con đi thăm khám để có được hướng xử lý thích hợp, không để bé bị khó chịu kéo dài.

Nên và không nên khi trẻ sơ sinh bị khô da

  • Không nên tắm bé quá nhiều hoặc quá lâu. Tắm nhiều là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khô da, bởi khi tắm sẽ làm mất đi chất dầu tự nhiên trên da bé. Với trẻ sơ sinh, mẹ chỉ cần tắm 2-3 lần/tuần cho con là đủ, các ngày còn lại, mẹ chỉ cần vệ sinh lau mình cho bé. Mỗi lần tắm chỉ nên kéo dài 10-15 phút.
    Trẻ sơ sinh bị khô da: Chuyện nhỏ!

    4 lưu ý đặc biệt về thời gian tắm cho trẻ sơ sinh
    Mẹ đã biết rằng trẻ sơ sinh không cần tắm mỗi ngày? Vậy, bao lâu thì cần tắm cho bé và mỗi lần tắm nên kéo dài bao lâu? Tắm cho bé vào lúc nào trong ngày? Ghi chú nhanh 4 lưu ý về thời gian tắm cho trẻ sơ sinh dưới đây nhé!

  • Không dùng nước quá nóng để tắm cho con. Nước nóng cũng làm mất độ ẩm tự nhiên trên da của trẻ. Với làn da mỏng manh của bé, mẹ nên dùng nước đã đun sôi để nguội pha với nước sôi để tắm cho con để hạn chế thành phần clo có trong nước làm da bé bị khô.
  • Không nên dùng quạt sưởi để tắm cho trẻ, vì nhiệt độ quá cao sẽ khiến da trẻ khô hơn.
  • Nên cho trẻ dùng dầu tắm hay kem dưỡng ẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, có tác dụng giữ nước cho da mà da vẫn thông thoáng.
  • Nên đảm bảo bé được cung cấp đủ chất lỏng. Cho bé bú mẹ thường xuyên giúp cơ thể bé được cung cấp đủ chất lỏng cần thiết, làn da cũng sẽ được nuôi dưỡng tốt hơn.
  • Nên giữ không khí trong phòng đủ độ ẩm. Bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm. Ngoài ra, nên để cửa sổ hơi hé nếu đang dùng máy lạnh để đảm bảo không khí trong phòng có đủ độ ẩm.
  • Nên cho bé đeo bao tay, vớ chân vào những ngày lạnh để bảo vệ làn da mong manh của con.
  • Nên chọn loại xà phòng giặt và nước xả riêng cho em bé.

Công thức “đặc trị” khô da ở trẻ sơ sinh

  • Dầu dừa: Được xem là thần dược trị da khô, ngứa cho bé. Dầu dừa an toàn và rất hiệu quả. Dầu dừa ngoài việc làm dịu làn da bị kích ứng mà còn ngăn ngừa tình trạng da bị nhiễm khuẩn.
  • Dầu olive: Nếu làn da của bé yêu nhà bạn bị khô, thì hãy dùng vài giọt dầu olive để tắm cho con. Nhỏ một vài giọt dầu ô liu trong nước tắm ấm 10 phút, da của bé sẽ căng mịn, giảm thiểu khô nẻ đáng kể.
  • Mật ong: Trong mật ong chứa rất nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên giúp nuôi dưỡng và giữ ẩm cho da bé. Ngoài ra, chúng còn giúp bảo vệ chống lại tia UV có hại trong ánh nắng mặt trời, bảo vệ làn da mong manh của bé.
  • Bột yến mạch: Là biện pháp khắc phục hiệu quả cho tình trạng khô da ở bé, bột yến mách giúp nhẹ nhàng làm tróc da chết và chữa lành các mô da.
    Trẻ sơ sinh bị khô da: Chuyện nhỏ!

    Chăm sóc bé sơ sinh: Bảo vệ làn da mỏng manh
    Chăm sóc bé sơ sinh là nhiệm vụ khó nhằn mà các mẹ bắt buộc phải hoàn thành xuất sắc. Trẻ mới sinh rất yếu đuối và mỏng manh, đặc biệt là làn da bé. Nếu không dành sự chăm sóc đặc biệt, bé rất dễ mắc phải các bệnh ngoài da hoặc bị tổn thương ngoài da gây nhiễm trùng. Mẹ đã biết cách bảo vệ làn...

Lưu ý, khi dùng bất kỳ loại sản phẩm dưỡng da nào cho bé, kể cả tự nhiên hay nhân tạo, bạn cũng cần theo dõi kỹ các dấu hiệu xảy ra sau đó. Hiện tượng nổi mẩn, da khô hơn, xuất hiện bọng nước… là biểu hiện của dị ứng. Nếu những dấu hiệu này xuất hiện, nên ngưng ngay phương pháp đang sử dụng. Ngoài ra, tuyệt đối không nên dùng dầu tắm gội, dầu massage hay khăn giấy, giấy ướt có chứa mùi thơm . Những sản phẩm có chứa nước hoa, thuốc nhuộm, cồn và các hóa chất khác có nguy cơ gây kích thích mạnh đối với da em bé.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by
 Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Related Posts: