Trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn có đáng lo?

shape

29 Th02

Martin NguyenTh02 29, 2020

Trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn có đáng lo?

Trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn là hiện tượng tóc bé rụng nhiều ở phần sau gáy tạo thành hình vành mũ xung quanh đầu. Đây là hiện tượng bình thường, không liên quan gì đến thiếu hụt canxi hay dinh dưỡng chỉ đơn giản là do các bé thường nằm thẳng khi ngủ.

Rụng tóc vành khăn do trẻ ngủ đúng tư thế

Nếu đơn thuần là trẻ rụng tóc sau khi sinh mẹ không cần lo lắng. Đây là tình trạng thường gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Và rụng tóc vành khăn cũng vậy, không ảnh hưởng đến tăng trưởng hay dinh dưỡng của bé.

Trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn có đáng lo?

Trẻ sơ sinh bị rụng tóc là do tư thế nằm ngủ thẳng

Trước đây có nhiều cách giải thích về hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ: Đó có thể là do chứng bệnh còi xương, thiếu canxi hoặc tác dụng phụ do những cơn sốt cao gây nên. Một số trẻ còn có những mảng da không có tóc do bị nấm. Ngoài ra hiện tượng trẻ bị rụng tóc còn do bé bị ốm và phải sử dụng một số loại thuốc có tác dụng phụ gây dụng tóc.

Tuy nhiên những nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy chỉ có một cách duy nhất giải thích về hiện tượng này: Do là các bé dưới 6 tháng thường nằm thẳng khi ngủ.

Bộ Y tế đưa ra lời khuyên hữu ích về việc cho trẻ nằm thẳng khi ngủ sẽ tránh tình trạng đột tử (SIDS) đối với những bé dưới 6 tháng tuổi. Hệ lụy là sẽ dẫn đến nhiều tế bào chân tóc tạm thời chưa mọc hoặc có xu hướng rụng, tuy nhiên hiện tượng này sẽ phục hồi khi bé lớn hơn một tuổi.

Trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn có đáng lo?

7 cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon cực đơn giản
Những cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon dưới đây không hề khó thực hiện. Bạn sẽ nhanh chóng thấy được hiệu quả và tạm biệt những đêm thức trắng cùng con

Khắc phục tình trạng rụng tóc vành khăn

Hiện tượng trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi bị rụng tóc ít hay nhiều, rụng tóc theo hình vành khăn hay không mẹ không cần quá lo lắng. Đây là hiện tượng sinh lý tự nhiên, chỉ có thể tìm cách khắc phục và hạn chế.

Để làm giảm hiện tượng này mẹ nên thay đổi tư thế nằm khi bé thức giấc. Cụ thể: Cho bé nằm tư thế nằm úp khi bé thức và khi chơi đùa. Sau một thời gian mẹ sẽ thấy tóc bớt rụng. Tuyệt đối không để trẻ sơ sinh nằm sấp khi ngủ. Khoảng 10 tháng đến 1 tuổi hiện tượng này sẽ giảm vì bé có nhiều tư thế nằm khác do đã phát triển thêm kĩ năng vận động, lăn lộn khi ngủ.

Vậy có cần cần bổ sung gì khi bé xuất hiện tình trạng này không?

Theo lời khuyên của các chuyên gia hàng đầu về sức khỏe trẻ em thì không cần bổ sung gì cả. Đặc biệt là không bổ sung thuốc bổ sung canxi. Chỉ cần hiểu đơn giản đây là bé đang phát triển hoàn toàn tự nhiên, mẹ chỉ cần chờ đợi một thời gian bé yêu sẽ mọc tóc lại mái tóc đẹp bình thường.

Việc bổ sung thuốc tùy tiện do những lời khuyên không khoa học sẽ làm tình trạng thêm phức tạp. Nếu có quá nhiều luồng ý kiến xung quanh, mẹ có thắc mắc và băn khoăn nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng.

Trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn có đáng lo?

Bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh đúng cách mới tốt
Con bị rụng tóc vành khăn, ngủ hay giật mình... có phải là dấu hiệu thiếu canxi? Nhiều mẹ vội vàng bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh khi chưa được sự tư vấn của bác sĩ mà chỉ dựa vào cảm tính. Điều này có thể gây hại cho bé về lâu dài.

Lời khuyên cho mẹ

Với bé sơ sinh mẹ không nên đặt trẻ nằm nhiều quá và cũng không nên cho trẻ ở trong nhà suốt trong những năm tháng đầu đời. Một vài thời điểm tốt trong ngày như buổi sáng có nắng sớm hay chiều mát mẹ cho trẻ ra ngoài giúp trẻ cứng cáp hơn.

Nếu muốn tổng hợp vitamin D cho bé bằng cách tắm nắng mẹ cần hiểu rằng: Thời gian tắm nắng cho trẻ tốt nhất là từ 7-8h sáng. Vào mùa hè thì nên tắm nắng vào lúc 6-7h30. Tuyệt đối không cho trẻ tắm nắng mặt trời lên cao, chói chang, vì khi ấy ánh nắng chứa tia cực tím rất hại cho da và mắt của bé.

Lưu ý không cho trẻ tắm nắng ở phía sau cửa kính. Vì lúc này ánh sáng mặt trời sẽ chiếu rọi vào cửa kính phản xạ vào chúng ta với cường độ rất mạnh, rất nguy hiểm

Khi trẻ sơ sinh bị rụng tóc nhiều hoặc rụng tóc hình vành khăn mẹ nên tin tưởng rằng trẻ không phải bị bị còi xương hay suy dinh dưỡng mà đơn giản đó là do mẹ đã chọn tư thế nằm ngủ tốt nhất cho bé. Khi trẻ lớn hơn nhưng vẫn có hiện tượng rụng tóc, sau 2 tháng khắc phục không tiến triển bạn cần cho trẻ đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân cụ thể vì bé có thể mắc bệnh rụng tóc.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc