Trẻ sơ sinh bị sốt: Xử sao cho đúng?

Với những ai lần đầu làm mẹ, trẻ sơ sinh bị sốt là nỗi lo lớn. Vì sao con bị sốt? Chăm bé bị sốt như thế nào, cần tránh những gì? Tất tần tật những thông tin mẹ cần để "đối phó" với cơn sốt của bé đều được tổng hợp trong bài viết sau. Tham khảo ngay mẹ ơi

Share this Post:
Nuôi dạy con

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch yếu nên rất dễ bị sốt. Nhiều trường hợp trẻ mới 10 ngày tuổi đã bị sốt. Tỉ lệ trẻ 2 tháng, 4 tháng, 5 tháng hay 6 tháng tuổi bị sốt cũng rất cao. Nếu không biết cách xử trí, chỉ một vài cơn sốt có thể làm trẻ gặp nguy hiểm.

Sốt là gì?

Sốt là phản ứng của cơ thể trước sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus gây bệnh và sốt không phải một loại bệnh trẻ em. Sốt được hiểu khi nhiệt độ cơ thể trẻ sốt cao trên 37,5 độ C. Sốt thường kèm theo các triệu chứng như bú ít, mệt mỏi, bé hay quấy khóc, nhức mỏi toàn thân.

Trẻ bao nhiêu độ thì gọi là sốt?

Khi thấy trẻ sơ sinh bị sốt, đa phần các mẹ thường tỏ ra cuống quýt, nhất là đối với những ai lần đầu làm mẹ. Sự bất an này hiện diện ngay khi nhận thấy thân nhiệt bé trở nên cao hơn bình thường dù bé chỉ sốt nhẹ.

Thực tế, trẻ sơ sinh bị sốt ở nhiệt độ không quá 38,5 độ C, mẹ đừng lo lắng thái quá bởi cơn sốt này có thể tạo điều kiện cho trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.

Cách đo thân nhiệt cho trẻ sơ sinh bị sốt

Phương pháp đo thân nhiệt ở vùng nách

Đo nhiệt độ ở nách là cách đơn giản và an toàn hơn so với đo ở hậu môn. Tuy nhiên, phương pháp này có thể làm chênh lệch nhiệt độ tới 2ºC, nhất là ở những trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi.

Lưu ý khi thực hiện đo nhiệt độ ở nách, mẹ nhớ điều chỉnh sao cho nhiệt kế được ép sát vào nách. Mẹ có thể để bé nằm trong lòng, cùng trò chuyện với bé để đánh lạc hướng, giúp bé không cựa quậy nhiều.

Phương pháp đo thân nhiệt ở miệng

Đo nhiệt độ ở miệng chỉ thích hợp sử dụng cho các bé lớn từ 4 – 5 tuổi trở lên. Vì lúc này bé mới đủ kỹ năng để giữ nhiệt kế một cách chính xác và an toàn nhất.

Trẻ sơ sinh bị sốt: Xử sao cho đúng?

Trẻ bị sốt xuất huyết cần đưa đến bệnh viện chữa trị kịp thời

Trường hợp mẹ bị ít sữa, thiếu sữa cần bổ sung các thực phẩm lợi sữa để có đủ sữa cho con bú. Khi thấy trẻ bỏ ăn, sốt cao nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám để có biện pháp xử trí kịp thời.

Trẻ sơ sinh bị sốt virus

Trẻ bị mắc các bệnh do vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào có thể thông qua đường hô hấp và đường tiêu hóa như viêm họng, viêm tai giữa, viêm phế quảng, bệnh tả, kiết lỵ… đều có thể khiến bé bị sốt.

Trẻ sơ sinh bị sốt virus

Theo chuyên gia, khi trẻ bị sốt virus, về nguyên tắc, bố mẹ chỉ cần điều trị triệu chứng, chẳng hạn khi trẻ sốt cao cho hạ nhiệt, chườm mát, uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả.

Trẻ sơ sinh bị sốt siêu vi

Sốt siêu vi ở trẻ em là bệnh thường gặp khi chuyển mùa, nhiều nhất là vào mùa hè. Mặc dù hầu hết các trường hợp sẽ tự khỏi sau thời gian nhưng cũng có nhiều trường hợp xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Trẻ sơ sinh bị sốt viêm họng

Trẻ sơ sinh bị viêm họng không quá nguy hiểm nhưng cần được theo dõi sát sao vì có thể biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe bé.

Trẻ sơ sinh bị sốt mọc răng

Ngoài ra, trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và đang trong quá trình mọc răng cũng có thể bị sốt. Cách hạ sốt cho trẻ mọc răng tốt nhất là nên uống nhiều nước, massage nướu… cho bé giảm khó chịu.

Trẻ sơ sinh bị sốt: Xử sao cho đúng?

Mách mẹ cách hạ sốt cho trẻ 3 tuổi tại nhà đơn giản, an toàn không cần đến thuốc
Sốt không phải là triệu chứng hiếm gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ 3 tuổi. Thế nhưng không phải vị phụ huynh nào cũng biết cách hạ sốt cho trẻ 3 tuổi an toàn nhanh chóng để tránh trường hợp bệnh chuyển biến nặng.

Trẻ sơ sinh bị sốt vì thời tiết nắng nóng

Đưa trẻ ra ngoài khi trời nắng nóng khiến nhiệt độ cơ thể trẻ lên cao dẫn đến sốt. Nếu đang ở ngoài trời nắng mà đưa ngay vào phòng có điều hòa nhiệt độ thấp cũng khiến trẻ bị sốc nhiệt rồi bị sốt.

Trẻ sơ sinh bị sốt do quấn tã

Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi nếu quấn quá nhiều quần áo có thể khiến trẻ bị tăng thân nhiệt, gây sốt nhẹ. Tình trạng này thường khiến trẻ bị sốt về ban đêm vì cha mẹ sợ trẻ lạnh nên bao bọc kỹ hơn.

Thế nhưng sau khi đã nới lỏng quần áo mà trẻ vẫn sốt thì nên tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân.

Biểu hiện và triệu chứng nhận biết trẻ sơ sinh bị sốt

Hầu hết các bậc cha mẹ đều dựa theo quán tính để biết con mình có bị sốt hay không bằng cách sờ vào trán, vào người xem thân nhiệt có nóng không.

Và hầu như mọi trường hợp đều mặc định rằng người bé trở nên nóng hơn là bé đã bị sốt. Thực tế, sốt ở trẻ không chỉ đơn thuần nhiệt độ cơ thể tăng mà còn kèm theo những triệu chứng khác nhau.

Thay vì dùng tay để dự đoán, mẹ nên dùng nhiệt kế. Đây là giải pháp hữu hiệu để kiểm tra thân nhiệt của trẻ sơ sinh một cách chính xác nhất.

Nhiệt độ được đo chuẩn nhất tại các vùng như miệng, nách hoặc hậu môn. Dùng nhiệt kế giúp mẹ xác định xem bé sốt ở mức độ nào để có cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hiệu quả và kịp thời.

Nếu nhiệt độ trẻ sơ sinh ở trong khoảng từ 37,5-38 độ, bé đã bị sốt nhẹ. Mẹ không nên quá lo lắng. Trường hợp nhiệt độ tăng từ 38-39, bé có nguy cơ sốt cao, đặc biệt tăng đến 40 độ và có dấu hiệu co giật, mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Trẻ sơ sinh 10 ngày tuổi bị sốt

Có những trẻ sơ sinh đã 10 ngày nhưng chưa rụng rốn hoặc đã rụng rồi nhưng do cuông rốn to còn để lại lõi rốn và vệ sinh rốn chưa tốt dẫn đến nhiễm trùng rốn gây sốt.

Bạn cần kiểm tra lại rốn của trẻ trước tiên. Trẻ nhỏ do chưa tự điều tiết tốt được nhiệt độ cơ thể nên trong trường hợp mẹ không để ý mặc đồ cho bé quá nhiều làm nhiệt độ cơ thể tăng lên gây sốt.

Trẻ sơ sinh bị sốt nhẹ

Nếu con bị sốt nhẹ thì mẹ cần tìm cách hạ sốt cho con bằng cách dùng khăn ấm lau khắp người đặc biệt là vùng bẹn và nách.

Trẻ sơ sinh bị sốt: Xử sao cho đúng?

Chườm ấm, ăn mặc thoáng mát là cách giúp bé hạ sốt nhanh chóng

Khi trẻ sơ sinh bị sốt phải làm sao?

  • Ngay khi nhận thấy trẻ có biểu hiện sốt, mẹ nên tìm cách hạ sốt cho trẻ nhanh bằng cách thay quần áo rộng, thoáng mát để cơ thể tỏa bớt nhiệt. Để bé nằm ở nơi thoáng mát nhưng tránh những chỗ có gió lộng.
  • Cho trẻ uống nhiều nước vì sốt thường làm trẻ bị mất nước. Đồng thời, thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể bé bằng nhiệt kế cách 4 giờ 1 lần.
  • Dùng khăn mềm nhúng nước ấm để lau người cho bé, đặc biệt là ở vùng nách, bẹn, vì nước ấm có công dụng làm giãn mạch máu giúp cho thân nhiệt từ từ giảm xuống. Lưu ý không nên đắp khăn lên ngực vì có thể làm tăng nguy cơ viêm phổi.

Mẹ có thể cho bé dùng thêm những loại thuốc hạ sốt thông thường dưới dạng gói hoặc siro để bé dễ hấp thu hơn. Tuy nhiên, khi dùng thuốc cần phải được sự hướng dẫn của bác sĩ.

Trẻ sơ sinh bị sốt mẹ nên ăn gì?

Một trong những cách hạ sốt cho trẻ bằng phương pháp dân gian mẹ có thể uống nước sắc lá tía tô có tác dụng giãn mạch ngoài da, kích thích tiết mồ hôi.

Khi bé bú sữa mẹ có chứa các hoạt chất từ lá tía tô sẽ có tác dụng làm cơ thể ấm nóng lên rồi tiết mồ hôi thải độc tố giúp trẻ sơ sinh hạ sốt nhanh.

Cách thực hiện: 10 cành tía tô, rửa sạch để ráo nước rồi giã lấy nước cốt uống trực tiếp sau đó cho bé bú. Áp dụng cách này và cho bé bú càng nhiều càng tốt sẽ có hiệu quả khi trẻ sơ sinh bị sốt.

 Mẹ cần tránh gì khi chăm trẻ sơ sinh bị sốt?

  • Khi bé bị sốt nhất là những cách dành cho trẻ bú mẹ, mẹ tuyệt đối không nên ủ ấm hay mặc nhiều quần áo. Việc làm này không giúp bé hạ sốt mà ngược lại càng làm tăng nhiệt độ của cơ thể dẫn đến sốt cao hơn.
  • Không nên dùng nước đá lạnh để làm mát cho bé. Điều này thực sự rất nguy hiểm, khi cơ thể bé đang nóng nếu chườm đá lạnh thì nhiệt độ sẽ bị chênh lệch quá mức có thể gây nên bỏng lạnh, khiến bé bị suy hô hấp.
  • Không được dùng thuốc Aspirin để hạ sốt vì có khả năng gây tổn thương não bộ của bé.

Trẻ sơ sinh bị sốt: Xử sao cho đúng?

Trẻ sơ sinh sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc và gọi bác sĩ?
Trẻ sơ sinh sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc? Có phải là 38,5 độ C hay đợi tới 40 độ C. Rất nhiều mẹ còn lăn tăn vấn đề này và không chắc chắn bản thân đã từng làm đúng hay chưa!

Trẻ sơ sinh bị sốt là biểu hiện thông thường khi cơ thể sản sinh ra những kháng thể chống lại bệnh. Bình tĩnh sử dụng nhiệt kế để biết chính xác bé đang bị sốt quá cao hay chỉ dừng ở mức “hâm hâm” sau đó hãy đưa ra hướng xử lý mẹ nhé!

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by
  Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: