Trẻ sơ sinh không chịu ngủ, mẹ phải làm sao?

shape

12 Th04

Khanh ElisaTh04 12, 2020

Trẻ sơ sinh không chịu ngủ, mẹ phải làm sao?

Để vượt qua tình trạng này, bé cần sự giúp đỡ của bố mẹ để học cách dỗ con tiếp tục ngủ cho đủ giấc. Những em bé được nghỉ ngơi tốt, nhờ ngủ và thức đúng giờ, thường sẽ dễ chăm sóc hơn và lớn nhanh hơn.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh không chịu ngủ

Thông thường, giấc ngủ của bé sẽ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Các yếu tố này đôi khi bố mẹ không chú ý đến nhưng làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ của trẻ.

  • Trong thời gian mang thai nếu mẹ ngủ ít cũng sẽ có liên quan đến hiện tượng trẻ sơ sinh ít ngủ sau khi chào đời. Khi mẹ luôn hoạt động, em bé trong bụng cũng sẽ bị kích thích hoặc tỉnh giấc trong khi ngủ. Sau khi sinh, trẻ có xu hướng không thích ngủ hoặc rất khó để đi vào giấc ngủ.
  • Mặt khác, với trẻ sơ sinh còn quá nhỏ, mẹ cần đảm bảo chế độ bú mớm, môi trường và mọi sinh hoạt hằng ngày đúng mức, nếu không cũng có thể làm trẻ khó ngủ.
  • Nhiệt độ trong phòng phải thông thoáng. Mẹ không nên quấn khăn cho bé quá chặt và nóng vì thân nhiệt trẻ sơ sinh thường cao hơn người bình thường. Nếu cơ thể trẻ nóng bức sẽ gây ra tình trạng trẻ không chịu ngủ yên giấc.
  • Thường xuyên ôm trẻ ngủ sẽ dễ làm trẻ ngủ không sâu. Sau khi tỉnh dậy cả mẹ và bé thường uể oải, ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ. Cơ thể cũng không được thư giãn, tứ chi bị hạn chế hoạt động.
  • Trẻ khát nước cũng sẽ hay tỉnh ngủ vào giữa đêm, đặc biệt là thời tiết mùa hè. Mẹ nên cho bé uống một chút nước khi ngủ, với bé dưới 6 tháng tuổi thì chỉ nên cho bú sữa.
  • Mẹ cần cho bé ăn dặm hoặc bú thường xuyên. Không nên cho trẻ đói sẽ gây mất ngủ nhưng bú quá no bé cũng sẽ bị bị trớ hoặc cảm thấy khó tiêu hóa khi ngủ.
  • Những chiếc răng mọc lên làm trẻ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Do đó, trẻ sẽ ngủ ngắn hơn, ngủ ít hơn. Một số trẻ còn bị sốt, đau bụng, rối loạn tiêu hóa hoặc sốt phát ban.

    Trẻ sơ sinh không chịu ngủ, mẹ phải làm sao?

    Có nhiều nguyên nhân khác nhau làm trẻ sơ sinh không chịu ngủ

Bí quyết giúp trẻ ngủ ngon giấc

Theo bộ y tế khuyến cáo, đối với trẻ sơ sinh từ 1-6 tháng tuổi, thời gian ngủ đêm phải đáp ứng từ 8-9 tiếng.

Ban ngày trẻ cần ngủ khoảng 8 tiếng mới đảm bảo sức khỏe. Để trẻ có thể ngủ ngon, ngủ sâu giấc hơn bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

Tạo không gian ngủ thoải mái

Để cho trẻ có giấc ngủ ngon, bạn cần tạo cho trẻ một không gian ngủ thoải mái. Tạo cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ, để làm được điều này các mẹ cần có một không gian lý tưởng, thật yên tĩnh để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.

Trẻ sơ sinh không chịu ngủ, mẹ phải làm sao?

Trẻ bị đau đầu, triệu chứng bệnh thường gặp hay dấu hiệu nguy hiểm?
Không ai nghĩ rằng con nhỏ vốn vô tư, ít lo nghĩ lại có thể bị đau đầu. Trên thực tế tình trạng trẻ bị đau đầu lại rất phổ biến. Hiện có khoảng 20% bé từ 5–17 tuổi bị đau đầu mỗi năm. Chính vì vậy, nếu trẻ nói với bạn bị đau đầu thì đừng nghĩ con đang đùa nhé.

Sau khi vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bạn có thể massage cho trẻ, cho trẻ uống sữa rồi hát ru cho trẻ. Hát ru sẽ giúp mang đến cơn buồn ngủ cho trẻ rất dễ dàng.

Mỗi ngày bạn lặp đi lặp lại cách cho bé ngủ sẽ tạo thành thói quen cho trẻ. Và khi trẻ cảm nhận được những việc bạn làm là trẻ biết được rằng đã đến giờ trẻ đi ngủ.

Để bé ngủ chung giường với mẹ

Việc ngủ chung giường với mẹ sẽ tạo cho trẻ cảm giác an toàn. Khi ngủ cùng với trẻ sẽ tạo sự gắn kết thêm tình yêu thương giữa mẹ và bé.

Mặt khác, ngủ chung giường với bé sẽ giúp bạn tiện lợi trong việc chăm sóc bé hơn. Khi bé đòi bú hay thay tã đều rất thuận tiện.

Trẻ sơ sinh không chịu ngủ, mẹ phải làm sao?

Nhiều nghiên cứu cho rằng bé ngủ với mẹ sẽ ngon giấc hơn

Đặc biệt, khi ngủ chung với mẹ trẻ sẽ ngủ ngon, ngủ sâu giấc hơn vì có hơi ấm của mẹ. Các chuyên gia cũng khuyến cáo nên đặt trẻ trong nôi và để ngay cạnh giường bố mẹ để đảm bảo sức khỏe cho bé tốt nhất.

Cho trẻ ăn no trước khi ngủ

Việc này cũng vô cùng quan trọng để giúp trẻ có giấc ngủ ngon. Khi trẻ được ăn no, trẻ sẽ được ngủ ngon và không giật mình tỉnh giấc vì đói.

Vì thế trước khi cho trẻ ngủ các mẹ cần cho trẻ ăn no để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.

Khi trẻ đi vào giấc ngủ bạn có thể ôm bé cho tới khi bé ngủ say thì mới đặt bé xuống để tránh trường hợp bé giật mình tỉnh giấc. Hạn chế tấ cả các loại âm thanh có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.

Trẻ sơ sinh không chịu ngủ, mẹ phải làm sao?

4 lý do "ngã ngửa" giải thích vì sao bé thích mẹ cưng nựng
Không phải tự nhiên mà bé thích mẹ cưng nựng, âu yếu mỗi khi khóc mè nheo, làm biếng hay đơn giản là chỉ muốn được yêu thương. Tất cả đều có lý do đó!

Để con tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Để tránh tình trạng bé không chịu ngủ, bạn nên cho bé tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng mặt trời. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa hormone melatonin (một loại hormone điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ) tiết ra những lúc không cần thiết và khi cần nó sẽ tiết ra nhiều nhất.

Đi bộ mỗi buổi sáng cũng là một ý tưởng tốt, kể cả những ngày nhiều mây và không có nắng. Tuy nhiên, không nên dùng đèn để thay thế ánh sáng mặt trời nhé. Hãy tắt bớt đèn khoảng 2 giờ trước khi đi ngủ.

Như vậy sẽ giúp bé liên kết ánh sáng với hoạt động ban ngày và bóng tối là liên quan đến việc nghỉ ngơi.

Trẻ sơ sinh không chịu ngủ, mẹ phải làm sao?

Mẹ nên cho bé tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và giảm đèn khi bé ngủ

Chăm sóc trẻ sơ sinh không chịu ngủ,  trẻ khó ngủ sẽ làm bạn kiệt sức. Mỗi em bé có nhu cầu riêng đặc biệt đối với giấc ngủ. Rất khó để so sánh con bạn với những đứa bé khác và việc cho bé ngủ là một chủ đề chung khi các bố mẹ trò chuyện. Hãy nhớ rằng tính cách, thể trạng và tuổi sẽ đóng vai trò lớn trong thói quen ngủ của bé.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc