Trẻ tiêm phòng mũi 5 trong 1 bị sốt - Mẹ phải làm sao?

shape

29 Th02

Julia PhạmTh02 29, 2020

Trẻ tiêm phòng mũi 5 trong 1 bị sốt - Mẹ phải làm sao?

Vắc-xin 5 trong 1 còn có tên gọi là vắc-xin Quinvaxem, một loại vắc xin phối hợp có khả năng phòng được 5 bệnh nguy hiểm gồm: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não do vi khuẩn Hib gây ra. Sử dụng mũi tiêm phòng 5 trong 1 sẽ giúp bé giảm thiểu số mũi tiêm cần thiết cũng như tiết kiệm được thời gian và đảm bảo an toàn.

Trẻ tiêm phòng mũi 5 trong 1 bị sốt - Mẹ phải làm sao?

Trẻ tiêm phòng mũi 5 trong 1 bị sốt cần được chăm sóc như thế nào? Tham khảo ngay mẹ ơi

Vì sao trẻ tiêm phòng mũi 5 trong 1 bị sốt?

Hiệu quả và tính an toàn của vắc-xin 5 trong 1 được Tổ chức Y tế thế giới xác nhận tuy nhiên giống như những loại vắc xin khác khi tiêm mũi 5 trong 1 cũng mang lại các tác dụng phụ cho bé. Theo đó, trẻ có thể sẽ bị sốt nhẹ, sốt cao, đau hoặc sưng tấy chỗ tiêm, quấy khóc…Tình trạng này thường sẽ tự khỏi sau 1 đến 2 hoặc 3 ngày.

Sốt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể và rất hay gặp sau khi tiêm phòng, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi bé sẽ có những biểu hiện cụ thể khác nhau. Tuy nhiên đa phần trẻ sau khi tiêm phòng mũi 5 trong 1 đều bị sốt là do thành phần ho gà. Đây là thành phần ho gà toàn tế bào (vẫn giữ nguyên cấu trúc vi khuẩn) có thể gây ra nhiều phản ứng hơn nhưng chỉ ở mức độ nhẹ, các phản ứng nặng rất hiếm gặp vì vậy mẹ không nên quá lo lắng. Thành phần này giúp cơ thể tạo ra được nền miễn dịch vững chắc hơn, hiệu quả hơn trong việc phòng chống bệnh ho gà.

Trẻ tiêm phòng mũi 5 trong 1 bị sốt - Mẹ phải làm sao?

Tiêm phòng cho trẻ: Những mũi tiêm không thể thiếu!
Trẻ sơ sinh với sức đề kháng kém rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng là cách an toàn nhất để bảo vệ bé. Chủng ngừa giúp ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh và giúp bảo vệ trẻ em và trẻ sơ sinh khỏi những biến chứng nguy hiểm. Hiện nay, việc tiêm chủng có thể bảo vệ bé trước 12 căn bệnh...

Dấu hiệu bất thường sau khi tiêm mũi 5 trong 1

Mặc dù sốt là tình trạng khá phổ biến sau tiêm phòng nhưng nếu trẻ có những biểu hiện bất thường sau thì mẹ cần đưa trẻ đến trạm y tế hoặc bệnh viện càng sớm càng tốt.

  • Trẻ bị sốt cao trên 39 độ
  • Co giật, khóc thét, quấy khóc liên tục
  • Trẻ bú kém, bỏ bú
  • Khó thở, người tím tái, li bì
  • Những phản ứng thông thường kéo dài nhiều ngày

Những phản ứng này sẽ khỏi khi được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, do đó bố mẹ cần theo dõi sức khỏe của bé ít nhất trong 24 giờ sau khi tiêm.

Trẻ tiêm phòng mũi 5 trong 1 bị sốt - Mẹ phải làm sao?

Mách mẹ 7 tuyệt chiêu giảm đau khi tiêm phòng cho trẻ
Bật mí những mẹo giảm đau khi tiêm phòng cho trẻ đã được nghiên cứu và chứng minh an toàn, hiệu quả. Giải cứu bé cưng khỏi cơn ác mộng mang tên "tiêm phòng" ngay, mẹ nhé!

Trường hợp không tiêm được vắc xin 5 trong 1

Mặc dù là mũi tiêm khá quan trọng để giúp trẻ phòng chống bệnh tật nhưng với những trẻ có tiền sử phản ứng mạnh với các loại vắc xin trước đó thì không nên tiêm mũi 5 trong 1. Cụ thể như sau:

  • Trẻ bị sốt cao liên tục trong vòng 2 ngày sau khi tiêm, rất khó để hạ sốt
  • Cơ thể bé bị sốc phản vệ
  • Co giật và có thể sốt hoặc không 3 ngày sau khi tiêm
  • Không tiêm cho trẻ sơ sinh dưới 6 tuần tuổi vì vắc xin không hiệu quả do còn miễn dịch từ mẹ

Chăm sóc trẻ sau khi tiêm mũi 5 trong 1

Tiêm phòng là việc hết sức quan trọng do đó, mẹ cần chuẩn bị kỹ lưỡng đặc biệt, đảm bảo bé có sức khỏe đủ tốt để thực hiện mũi tiêm. Các chuyên gia khuyến cáo ngay sau khi tiêm xong mẹ và bé cần ở lại cơ sở y tế ít nhất là 30 phút để theo dõi tình hình.

Trẻ tiêm phòng mũi 5 trong 1 bị sốt - Mẹ phải làm sao?

Mẹ cần thường xuyên đo nhiệt độ cho bé để theo dõi thân nhiệt sau khi tiêm phòng

Khi về nhà nếu thấy trẻ có dấu hiệu sốt bạn cần đo nhiệt độ cho bé thường xuyên, để bé nằm ở nơi tháng mát, mặc quần áo rộng rãi. Nhiều mẹ lo lắng khi thấy con bị sốt liền cho uống thuốc, tuy nhiên thuốc hạ sốt uống nhiều lại không tốt cho trẻ, đặc biệt với trẻ sơ sinh. Do đó, mẹ cần thực hiện những cách đơn giản sau để giúp bé hạ thân nhiệt:

  • Lau người bằng khăn ấm đặc biệt là phần nách, bàn chân, bàn tay và phần bẹn của bé
  • Tăng cường việc cho bé bú sữa mẹ, uống nước để bù lại lượng nước đã mất khi sốt hoặc, có thể dùng oresol hay cháo muối loãng
  • Dùng đá lạnh chườm ngay chỗ viêm để giúp bé giảm bớt cảm giác khó chịu và đau nhức
  • Tắm bằng nước ấm cũng là cách giúp bé hạ sốt và dễ chịu hơn. Lưu ý: Phải tắm thật nhanh và nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt độ cơ thể khoảng 2 độ
  • Với những bé bị sốt cao, cần hạ sốt nhanh thì chanh tươi là biện pháp hiệu quả. Chỉ cần cắt quả chanh thành lát mỏng rồi chà nhẹ lên người, dọc sống lưng
  • Lá tía tô có công dụng hạ sốt rất tốt, trước khi tiêm 1 ngày người mẹ hãy ăn sống khoảng 1 nắm lá tía tô rồi cho con bú. Hoặc giã lấy nước, nấu với cháo cho trẻ uống
  • Trường hợp trẻ tiêm phòng mũi 5 trong 1 bị sốt cao mẹ không nên tự ý cho bé uống thuốc hạ sốt mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ
  • Khi bị sốt hệ tiêu hóa sẽ hoạt động kém hơn vì vậy bạn cần cho bé ăn thức ăn ở dạng lỏng, dễ tiêu hóa

Sốt là phản ứng bình thường sau tiêm phòng. Vì vậy, mẹ không cần quá lo lắng khi trẻ tiêm mũi 5 trong 1 bị sốt. Chỉ khi trẻ sốt cao liên tục, hoặc có biểu hiện bất thường, bạn mới nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc