Trò chơi cho bé: Học cách ra dấu và té ngã
1/ Trò chơi cho bé: Học cách ra dấu
Khi được khoảng 8 tháng, bé có thể sẽ biết một vài động tác ra dấu bằng tay đơn giản như vẫy tay để chào tạm biệt, mi gió… Tuy nhiên, nếu muốn, mẹ có thể cho bé làm quen với cách ra dấu này từ sớm hơn, 6 tháng chẳng hạn. Dù cho lúc này bé có thể chưa thực sự sẵn sàng để bắt chước người lớn.
Hoạt động này sẽ phù hợp vời các bé từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi, và giúp cho các bé tăng cường khả năng phối hợp tay và mắt cũng như kỹ năng giao tiếp. Trong độ tuổi này, các bé đã biết rõ mình muốn gì nhưng đôi lúc lại không biết cách thể hiện hay nói lên nhu cầu của mình. Do đó, việc dạy cho bé một vài cách ra dấu đơn giản sẽ giúp giảm bớt sự thất vọng, bất lực của bé khi không thể nói cho mẹ hiểu. Khi tương tác ăn ý, mối gắn kết giữa mẹ và bé cũng sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
Với trò chơi này, sự liên kết giữa hai mẹ con sẽ được cải thiện hơn nhiều
Giai đoạn này, bé chưa đủ khéo léo để điểu khiển các cử động của chính mình, nên mẹ cần tăng cường thực hiện ra dấu với bé rồi lặp đi lặp lại nhiều lần để dễ “nhập tâm” hơn.
– Cách chơi với bé:
Đầu tiên, mẹ chỉ nên khởi động với hai dấu hiệu đơn giản là “đói” và “buồn ngủ”. Với đói bụng, mẹ sẽ giả vờ đưa một miếng bánh nhỏ vào miệng rồi hỏi “Con có đói không?”. Dạy bé ta dấu cơn buồn ngủ, mẹ sẽ đưa bàn tay lên dụi mắt và hỏi “Con có buồn ngủ chưa?”.
Mỗi khi muốn hỏi bé điều gì, hãy kèm theo động tác để diễn tả điều ấy. Ngược lại, khi thấy bé thực hiện bất cứ động tác gì, hãy hỏi bé về sự việc có liên quan rồi lặp lại động tác của bé. Mẹ có thể sẽ phải nỗ lực trong một thời gian dài để bé có thể bắt chước theo được. Vì vậy, kiên nhẫn một chút mẹ nhé!
Ngôn ngữ của bé phát triển thế nào trong năm đầu đời?
Từ giây phút chào đời, bé đã học cách giao tiếp với bạn. Lúc này, tai bé đã phát triển hoàn thiện để có thể nghe thấy khi còn là thai nhi 4 tháng tuổi nằm trong bụng mẹ.
2/ Trò chơi cho bé: Cú ngã ngoạn mục
Các bé từ 5 tháng đến 1 tuổi sẽ rất khoái những trò chơi với cái kết bất ngờ. Đặc biệt, nếu được kết hợp với tiết tấu âm thanh, bé sẽ dễ bắt nhịp và phối hợp ăn ý hơn. Với trò chơi này, mẹ không cần chuẩn bị bất kỳ vật dụng nào nhưng cũng có thể giúp con phát triển kỹ năng vận động thô và làm quen với khái niệm nhân – quả.
– Cách chơi với bé:
Mẹ nằm ngửa, gối cong, bàn chân chạm đất. Cho bé nằm trên bụng, mặt đối mặt, lưng tựa vào đầu gối. Hai tay mẹ nắm chặt nách bé để có thể lắc lư bé qua lại. Không muốn cho bé “múa chay”, mẹ có thể bật nhạc hoặc hát và để bé lắc lư theo nhạc. Đồng thời, mẹ cũng thay phiên nhún hai đầu gối để làm bé khẽ nghiêng sang bên này, hoặc bên kia. Đặc biệt, ở những đoạn cao trào, mẹ có thể nghiêng hẳn sang một bên rồi “đẩy nhẹ” bé ngã xuống đất. Lúc này, nhớ dùng tay đỡ đầu con, mẹ nhé!
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.