Trò chơi cho bé: "Nhạc công" nhanh nhạy
1/ Trò chơi cho bé: Thử tài “nhạc công”
Trẻ nhỏ từ khi chào đời đã có bản năng phản ứng lại âm thanh lớn bằng cách giật mình. Dần dần, phản ứng này trờ thành niềm yêu thích của bé khi khám phá những âm thanh lạ, bất ngờ như tiếng lục lạc kêu hay tiếng la lớn… Việc nghe thấy âm thanh và tìm xem âm thanh ấy phát ra từ đâu sẽ giúp bé hiểu được mối quan hệ giữa âm thanh và nguồn âm.
– Độ tuổi thích hợp: Trẻ 2-5 tháng tuổi
– Lợi ích: phát triển khả năng thính giác và khả năng tư duy logic, nhìn nhận sự việc theo hướng nhân quả.
– Vật dụng cần thiết: Bất kỳ độ dùng nào có thể tạo ra âm thanh, chẳng hạn như giấy kiếng, giấy gói quà, kèn…
– Cách chơi với trẻ:
Đặt bé nằm ngửa, sau đó mẹ có thể bắt đầu “màn biểu diễn” của mình. Liên tục thay đổi trật tự các âm thanh, cố gắng tạo sự bất ngờ, ngạc nhiên cho bé. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể cho bé cầm thử và giúp bé tự tạo âm thành từ “đồ diễn” của mẹ. Liên tục lặp lại trò chơi này, và mẹ có thể nhận thấy bé có xu hướng nhìn chằm chằm vào độ vật trong tay mẹ hoặc tập trung lắng nghe âm thanh được tạo ra.
Bất cứ vật dụng nào có thể tạo ra âm thanh, kể cả giấy cũng được dùng trong trò chơi này
2/ Trò chơi cho bé: Sức mạnh của một cái chạm tay
Không hẳn là một trò chơi, nhưng một cái chạm tay của mẹ có thể giúp trẻ cảm thấy an tâm hơn vì có người ở bên cạnh. Đồng thời, chạm nhẹ lên làn da nhạy cảm của bé cũng có thể giúp bé nhận biết được điểm dừng của cơ thể mình là ở đâu, rồi từ đó bé sẽ bắt đầu tò mò khám phá thế giới xung quanh mình.
Chỉ tốn một chút thời gian, mẹ có thể dễ dàng giúp con phát triển xúc giác của mình
– Độ tuổi thích hợp: 0-3 tháng tuổi
– Lợi ích: kích thích sự phát triển của xúc giác
– Cách chơi với trẻ:
Khởi động bằng cách vuốt ve nhẹ nhàng bàn tay bé rồi tập trung vào lòng bàn tay. Sau đó chúng ta sẽ vuốt ve từng ngón tay một và đừng quên thì thầm cùng bé những gì chúng ta đang làm như “Con có thấy ngón tay mình đang duỗi ra không?” hay “Ngón tay này đến đây là hết rồi!”…
Tiếp tục chuyển sang phần bàn chân của bé. Nhẹ nhàng mát-xa ngón chân và lòng bàn chân cho bé. Tránh không làm nhột bé vì sẽ khiến bé giật mình. Tiếp tục “cập nhật” cho bé biết những việc mẹ đang làm với hai bàn chân bé xíu của bé.
Học mẹ Nhật cách kích thích các giác quan của con
Không đợi đến khi bé biết ngồi hay biết nói, các mẹ Nhật đã bắt đầu giúp con phát triển các giác quan của mình ngay từ khi bé mới chào đời...
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.