Trước khi bé 2 tuổi, con nghe và hiểu những gì?

Theo dõi các cột mốc phát triển và khả năng giao tiếp của con trẻ rất quan trọng để phát hiện sớm các dấu hiệu con gặp vấn đề về nghe-nói, trí lực. Cục cưng của bạn có những cột mốc phát triển ngôn ngữ nhất định từ khi còn bé đến lúc bé 2 tuổi.

Share this Post:
Nuôi dạy con

Từ khi mới sinh ra đến lúc bé 2 tuổi, con chưa biết nói nhưng khả năng nghe và hiểu đã phát triển theo cột mốc nhất định. Chưa biết nói, con vẫn có biểu hiện lắng nghe, hiểu được bố mẹ nói gì. Khi bé yêu lớn lên, con dùng cách phát âm, khả năng nói chuyện để giao tiếp, và phát triển ngôn ngữ theo từng cột mốc, từ những từ trọ trẹ ngây thơ phát triển thành câu giao tiếp.

Trước khi bé 2 tuổi, con nghe và hiểu những gì?

Trước khi bé 2 tuổi, con nghe và hiểu những gì?
Theo dõi các cột mốc phát triển và khả năng giao tiếp của con trẻ rất quan trọng để phát hiện sớm các dấu hiệu con gặp vấn đề về nghe-nói, trí lực. Cục cưng của bạn có những cột mốc phát triển ngôn ngữ nhất định từ khi còn bé đến lúc bé 2 tuổi.

Trong giai đoạn này, có những cột  mốc quan trọng về ngôn ngữ giúp bạn kiểm tra sự tiến bộ của bé yêu. Theo danh sách các Cột mốc phát triển ngôn ngữ dựa trên Hướng dẫn của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, bạn sẽ biết được con có phát triển đúng hướng hay không.

Cột mốc phát triển khi bé 1 tuổi

  • Hiểu tên của chính mình
  • Nhìn chăm chú, để ý khi nghe người lớn nói chuyện
  • Hiểu được những hướng dẫn đơn giản, ví dụ như, ‘”Đừng ăn!”, “Uống đi!”
  • Trả lời các yêu cầu đơn giản, ví dụ: “Con đưa giúp mẹ cái đó nào!”
  • Hiểu những từ thông dụng khi được sử dụng với cử chỉ ví dụ: “Xin chào!”
  • Có thể liên kết hình ảnh với các từ và âm thanh, ví dụ như khi nghe tiếng meo meo, trẻ biết bắt chước cách mèo giơ móng vuốt
  • Cười khi bố mẹ cười và có thể cố gắng hát cùng với bố mẹ
  • Bé bắt chước những từ quen thuộc
  • Bắt đầu thể hiện sự quan tâm nghe người khác nói. Bé sẽ có những từ riêng của mình, như goi mẹ là “bu bu”, gọi bánh quy là “bắn”
  • Bắt đầu biết sử dụng danh từ đơn
  • Nói được 2-3 từ như ba ba, má má…
  • Biết gọi bố mẹ thay vì khóc để được chú ý
  • Có thể chơi với bạn bè đồng tuổi mà vẫn hiểu nhau, chẳng hạn chuyền bóng, thi bò, chơi ú òa.

Dấu hiệu cảnh báo

  • Bé yêu không trả lời khi bố mẹ gọi tên
  • Con bập bẹ nói rất ít hoặc hầu như không mở miệng phát âm

Cột mốc trước khi bé 2 tuổi

  • Hiểu rõ từ Đừng hoặc Không được
  • Bé có thể chỉ ra được khoảng 5 bộ phận cơ thể
  • Con có thể lấy đúng đồ vật được mẹ nhờ
  • Biết lắc đầu khi nói “Không”, gật đầu khi đồng ý
  • Hiểu nhiều hơn vốn từ bé có thể nói
  • Bé hiểu được những câu hỏi đơn giản như “Cửa ở đâu”, “Con ăn bánh nhé!”
  • Thích nghe kể chuyện
  • Con có thể lặp lại các âm thanh như meo meo khi nói về con mèo, gâu gâu khi nói về con chó.
  • Biết đòi cha mẹ đưa đồ chơi cho bằng cách gọi riêng của con
  • Sử dụng từ đơn lẻ nhiều hơn, dần dần nói thành câu
  • Biết đòi thêm bằng cách dùng từ “nữa”, hoặc “cho..”
  • Có thể dùng 10-20 từ, và tên gọi
  • Con thường hỏi “Cái gì vậy”
  • Có thể đặt tên riêng cho con vật, hoặc đồ chơi của bé
  • Bắt đầu biết sử dụng đại từ như “con”, “ba mẹ”
  • Bắt đầu kết hợp danh từ với động từ như “xe-đi”, “bánh-ăn”

Dấu hiệu cảnh báo

  • Con của bạn vẫn không thể nói được
  • Con của bạn có thích chơi một mình và loay hoay trong thế giới riêng
  • Con của bạn sử dụng cử chỉ nhiều hơn từ ngữ
  • Bạn không chắc con có hiểu bạn đang nói gì không, bé tỏ ra thờ ơ
  • Con tôi đáp ứng một số mốc quan trọng trong danh sách kiểm tra

Danh sách kiểm tra sự phát triển ngôn ngữ giao tiếp của trẻ bên trên dựa vào nghiên cứu quan sát tập thể. Trong đó, 90% trẻ em có những biểu hiện giống đặc điểm được liệt kê. Do vậy, nếu bé yêu nhà bạn có quá nhiều biểu hiện không đạt được theo những mốc quan trọng trong độ tuổi từ 0-2 bên trên cũng đừng quá lo lắng. Điều đó có thể do bé phát triển chậm hơn trẻ cùng độ tuổi.

Điều đáng nói là những dấu hiệu cảnh báo. Nếu con có những biểu hiện này, đã đến lúc nên đưa con đi thăm khám tại bác sĩ chuyên khoa. Chẩn đoán sớm sẽ giúp cải thiện tình trạng nghe nói của trước khi bé 2 tuổi. Mẹ nên nói chuyện với bác sĩ ngay cả khi chỉ có nghi ngờ, tránh việc con bị dị tật thính lực.

Trước khi bé 2 tuổi, con nghe và hiểu những gì?

Bé 2 tuổi: Nhận biết về không gian
Giai đoạn 2 đến 2 tuổi rưỡi, khả năng nhận thức về không gian của trẻ sẽ phát triển. Mẹ có thể quan sát kỹ năng này trong những từ ngữ trẻ nói, đồng thời bồi dưỡng thêm khái niệm không gian cho trẻ bằng những bài tập nhỏ khi chuyện trò theo gợi ý

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Julia Phạm
Julia Phạm Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: